• Văn hóa > Cổ truyền

Quan hệ giữa điều kiện tự nhiên và sinh hoạt văn hóa của người Sán Dìu vùng gò đồi Thái Nguyên

Các nhà nghiên cứu dân tộc học đã khái quát đặc trưng cư trú của các tộc người miền núi phía Bắc: “Thái ăn theo nước, Xá ăn theo lửa, Mông ăn theo sương mù”. Tính chất cư trú cũng phản ánh rõ nét đặc trưng văn hóa tộc người. Nếu như cư dân vùng thấp hình thành một dạng thức “văn hóa bản mường” (văn hóa thung lũng) (1) hay văn hóa rẻo cao của người Mông, Dao... thì người Sán Dìu cư trú ở rẻo giữa đã sáng tạo những giá trị văn hóa mang đậm dấu ấn vùng trung du, tạo nên sự khu biệt của một cộng đồng cư trú ở vùng sinh thái, văn hóa gò đồi điển hình, được biểu hiện trên nhiều góc độ khác nhau. Ở đây, chúng tôi lựa chọn yếu tố tín ngưỡng và lễ hội để phân tích và làm sáng rõ dấu ấn vùng cư trú của tộc người Sán Dìu trên vùng gò đồi tỉnh Thái Nguyên qua nghiên cứu huyện Đồng Hỷ và huyện Phú Bình.

An ninh môi trường vùng dân tộc thiểu số Tây Bắc hiện nay

Theo nghĩa chung nhất, an ninh môi trường là trạng thái hệ thống các yếu tố cấu thành môi trường cân bằng để đảm bảo điều kiện sống và phát triển của con người cũng như các loài sinh vật trong hệ thống đó. Mất an ninh môi trường có thể làm suy yếu nền kinh tế, gia tăng đói nghèo, gia tăng bất ổn chính trị, thậm chí trở thành ngòi nổ cho các cuộc xung đột và chiến tranh. Giữ vững ninh môi trường là một thành tố quan trọng của an ninh quốc gia, một phạm trù thuộc lĩnh vực an ninh phi truyền thống. “Những vấn đề toàn cầu như an ninh tài chính, an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước, an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, thiên tai dịch bệnh có nhiều diễn biến phức tạp” (1). Vì vậy, việc “bảo vệ môi trường là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội và của mọi công dân” (2).

Tính chất biển trong tập quán ăn uống của người Việt vùng duyên hải Trung Bộ

Văn hóa được hình thành và phát triển từ nhiều phương diện khác nhau, trong đó, tập quán ăn uống được xem là một phần quan trọng khẳng định bản sắc của từng cộng đồng, dân tộc. Những thói quen hình thành trong ăn uống dựa trên những điều kiện tự nhiên và xã hội luôn là mối quan tâm của các nhà nghiên cứu lịch sử - văn hóa. Bài viết tập trung làm rõ một đặc trưng quan trọng trong tập quán ăn uống của người Việt vùng duyên hải Trung Bộ, vùng văn hóa mang nhiều nét đặc thù ở nước ta: sự gắn bó chặt chẽ với biển.

Vai trò quản lý của cộng đồng với lễ hội truyền thống

Quản lý và tổ chức tốt lễ hội truyền thống là việc tăng cường tính tự quản của cộng đồng trước, trong và sau khi diễn ra lễ hội. Bài viết đề cập đến vai trò của lễ hội truyền thống trong xã hội đương đại, vai trò quản lý của cộng đồng và yếu tố tự quản của người tham gia hành lễ, từ đó đề xuất biện pháp dung hòa lợi ích giữa các bên liên quan trong việc quản lý lễ hội truyền thống.

Bảo tàng ngoài công lập với vai trò bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Hà Nội

Bảo tàng ngoài công lập góp phần quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Hà Nội. Mặc dù, số lượng bảo tàng ngoài công lập còn ít so với bảo tàng công lập nhưng lại có những nét đặc sắc riêng, thu hút được lượng lớn khách tham quan, góp phần phát triển du lịch địa phương. Bài viết đề cập đến vai trò của các bảo tàng ngoài công lập trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Hà Nội, từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, phát triển hệ thống bảo tàng ngoài công lập trong xu thế hội nhập và phát triển của thủ đô trong tương lai.

Lễ hội và những vấn đề đặt ra

Mỗi dịp Tết đến xuân về, ở bất cứ địa phương nào, các hoạt động lễ hội cũng diễn ra sôi nổi, vừa đóng vai trò như một “bảo tàng” đặc thù về văn hóa dân tộc, vừa là dịp sinh hoạt cộng đồng nhộn nhịp nhất trong năm. Năm 2018 vừa qua, các hoạt động lễ hội cũng như công tác tổ chức, quản lý lễ hội được đánh giá có những chuyển biến tích cực trên nhiều phương diện. Đặc biệt, Nghị định 110/2018/NĐ-CP về công tác quản lý lễ hội năm 2019 được ban hành và hiệu lực từ ngày 15-10-2018 nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về lễ hội cũng như giải quyết những vấn đề còn tồn đọng xung quanh hoạt động tổ chức lễ hội.

Xòe Thái Tây Bắc

Sau một ngày lao động miệt mài, khi mặt trời khuất dạng dưới dãy núi, những chàng trai, cô gái Tây Bắc lại ngồi với nhau bên đống lửa bập bùng để cùng cất lên những câu hát và dập dìu với điệu xòe Thái. Xòe Thái như men say vô ảnh của người dân nơi đây, một điệu múa làm đắm say biết bao trái tim khao khát tìm về cội nguồn, một nét phác thảo văn hóa đậm đà như hương rượu cần hòa quyện với sắc thái dân tộc độc đáo của người Thái Tây Bắc trên đất Việt. Hiện, nghệ thuật xòe Thái đang được cơ quan chức năng xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Tục dán giấy đỏ dịp Tết Nguyên đán của người Tày, Nùng Lạng Sơn

Tày và Nùng là hai dân tộc chiếm số lượng lớn ở tỉnh Lạng Sơn. Theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương năm 2009, Lạng Sơn có tổng số 732.515 người, trong đó: người Nùng có 314.295 người, chiếm 42,9%; người Tày có 259.532 người, chiếm 35,4%; còn lại là các dân tộc khác như: Kinh (17%), Dao (3,5%), Sán Chay, Hoa, Mông… Hai dân tộc Tày và Nùng là những người đã có công khai phá ruộng nương, lập nên hình hài xứ Lạng. Trải qua quá trình cộng cư lâu dài, hai dân tộc này đã giúp nhau chinh phục tự nhiên, đoàn kết chống giặc ngoại xâm, cùng nhau sáng tạo nên một cơ tầng văn hóa phong phú về thể loại, đặc sắc về nội dung. Tết Nguyên đán là một trong những thành tố văn hóa tiêu biểu, trong ngày Tết, người ta thực hành nhiều nghi lễ, trò chơi, diễn xướng… và tục dán giấy đỏ là một trong những tục lệ quan trọng đã hình thành từ lâu đời, hiện vẫn đang được người dân thực hành.

Bánh Huế

Huế từng giữ vai trò vị trí trung tâm kinh tế, chính trị quan trọng của đất nước, nơi lưu giữ những di sản văn hóa chứa đựng nhiều giá trị biểu trưng cho trí tuệ và tâm hồn dân tộc. Trong đó, di sản văn hóa ẩm thực là nét độc đáo hấp dẫn, nổi bật của văn hóa cố đô và bánh Huế là một trong những nét đặc sắc của nền ẩm thực ấy. Huế có nhiều loại bánh ngon, mỗi chiếc bánh đều có nguồn gốc và giá trị văn hóa khác nhau. Bánh Huế là sự hội tụ tinh hoa văn hóa của hai miền Nam - Bắc vì có những loại bánh xuất phát từ miền Bắc được đưa vào cung để tiến vua; có những loại bánh từ phương Nam theo chân các cung tần mỹ nữ ra Huế. Các loại bánh Huế đa phần được tạo dáng, tạo hình bởi bàn tay khéo léo của người phụ nữ Huế, mỗi chiếc bánh, loại bánh có một cách chế biến riêng, công phu từ khâu chọn nguyên liệu đến cách chế biến tỉ mỉ từ khâu phối hợp gia vị đến khâu làm nước chấm, thành phẩm luôn nhỏ gọn, thanh mảnh, ăn để thưởng thức, để nhớ. Đến nay, chưa có con số thống kê cụ thể nào về số lượng của các loại bánh Huế, chỉ biết rằng Huế nổi tiếng với nhiều loại bánh ngon, trở thành một sản phẩm du lịch thu hút du khách ở trong và ngoài nước.