• Văn hóa > Di sản

Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Tày trong bối cảnh hiện nay

Ngày nay, sự phát triển của nền kinh tế thị trường, sự bùng nổ thông tin và môi trường giao lưu văn hóa giữa các vùng, miền ngày càng được mở rộng, mang lại cho văn hóa truyền thống của người Tày ở Định Hóa, Thái Nguyên nhiều mặt tích cực, đồng thời cũng tạo ra những hệ lụy, biểu hiện tiêu cực. Nền văn hóa truyền thống của người Tày nơi đây đang phải đối mặt với nhiều thách thức và có nguy cơ bị mai một rất lớn.

Tín ngưỡng thờ Mẫu, nơi lưu giữ những giá trị tốt đẹp của văn hóa Việt Nam

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, nhân dân ta đối mặt với vô vàn khó khăn, gian khổ, đó là công cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, phòng chống thiên tai khắc nghiệt. Hoàn cảnh lịch sử đó đã sản sinh, tôi luyện nên những người con người kiệt xuất, tiêu biểu cho khát vọng của nhân dân lao động. Những câu chuyện dân gian được lịch sử hóa cho hay những hình tượng có thật gắn liền với chiến công, sự hy sinh, đóng góp của người phụ nữ, đã được nhân dân gìn giữ, lưu truyền trong tín ngưỡng thờ Mẫu. Từ bao đời nay, tín ngưỡng thờ Mẫu trở nên thân thuộc đối với người dân trên khắp mọi miền Tổ quốc, thể hiện sự thành kính, biết ơn của con người đối với công lao, đóng góp của người Mẹ; đồng thời cũng là nơi lưu giữ những giá trị tốt đẹp của văn hóa Việt Nam.

Một số giải pháp phát huy giá trị hệ thống trưng bày tác phẩm của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Cho đến nay, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (BTMTVN) là bảo tàng chuyên ngành nghệ thuật duy nhất ở nước ta được xếp hạng bảo tàng cấp quốc gia. Phần lớn số lượng tác phẩm trong sưu tập của bảo tàng là hiện vật gốc, độc bản, có giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, bao gồm các hiện vật mỹ thuật từ cổ đại cho đến các sáng tác đương đại. Trong đó, phải kể đến 9 hiện vật đã được đưa vào danh sách Bảo vật Quốc gia từ năm 2012 đến nay. Vậy làm thế nào để BTMTVN thực sự trở thành điểm hút công chúng, khách du lịch trong, ngoài nước, là nơi lan tỏa, phát huy những giá trị văn hóa, nghệ thuật đặc trưng của dân tộc? Bài viết đề cập đến những giải pháp trong việc phát huy giá trị của các tác phẩm mỹ thuật trong hệ thống trưng bày từ thời kỳ cận - hiện đại cho đến nay (gọi tắt là các tác phẩm mỹ thuật) tại bảo tàng.

Cái đẹp và quyền lực trong tín ngưỡng thờ mẫu nhìn từ trang phục thanh đồng

Tín ngưỡng thờ Mẫu của Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào tháng 12-2016. Khi nói đến tín ngưỡng này, không thể không nhắc tới nghi lễ lên đồng, một nghi lễ độc đáo, kỳ ảo, huyền bí từ cách phục trang cho đến quy trình diễn xướng, với niềm tin rằng, thanh đồng - người đứng giá hầu đồng - có thể giao tiếp với thần linh, và “hiển thánh”. Trong bài viết này, chúng tôi muốn đưa ra một khảo sát và nhìn nhận ban đầu về ý nghĩa của trang phục của các thanh đồng trình hiện trong nghi lễ, cũng như những thay đổi trong tạo dáng, tạo hình trang phục này từ khoảng 10 năm trở lại đây.

Các biểu tượng thiêng gắn với chiếc ghe ngo trong văn hóa Khmer Nam Bộ

Trong văn hóa của người Khmer Nam Bộ, ghe ngo là một sản phẩm văn hóa mang tính cộng đồng cao, thường gắn với ngôi chùa là trung tâm sinh hoạt văn hóa tâm linh của một hay nhiều phum sóc. Chiếc ghe ngo chiếm vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống tinh thần, được xem là biểu tượng linh thiêng bảo vệ sự bình yên, là hiện thân của sự gắn kết cộng đồng và sức mạnh phum sóc. Người Khmer đã vận dụng nhiều tri thức phong phú để tạo nên ghe ngo, trong đó, yếu tố tôn giáo - tín ngưỡng chính là phần cốt lõi khiến ghe ngo trở thành một biểu trưng văn hóa đặc sắc của cộng đồng. Bài viết này sẽ giới thiệu các đặc trưng văn hóa Khmer gắn với chiếc ghe ngo được biểu hiện thông qua một hệ thống biểu tượng phong phú.

Quảng Nam - từ văn hóa thương mại cảng thị truyền thống đến tư tưởng cải cách, duy tân cuối TK XIX - đầu TK XX

Quảng Nam, như ý nghĩa danh xưng của nó, là vùng đất mở rộng về phương Nam. Tên gọi này chính thức có từ thời Lê sơ, sau cuộc Nam tiến của Lê Thánh Tông năm 1471, với sự ra đời của thừa tuyên Quảng Nam (1). Trong khoảng TK XIV-XV, Quảng Nam đã nắm lợi thế quan trọng là đất giáp ranh, cửa ngõ, trước là của Champa, sau là của Đại Ngu/Đại Việt trong hoạt động đối ngoại, có thể là cả đối địch và giao thương giữa hai nước; đặc biệt là với vai trò cửa mở của Đại Việt với vương quốc Champa và các vương quốc cổ khác ở phía Nam và Tây Nam. Chính vì là đất vùng biên trong một thời kỳ dài của lịch sử, những yếu tố địa chính trị ấy, phải chăng đã tạo nên tố chất và tính cách con người Quảng Nam (trước là người Chăm bản địa, sau là người Việt di cư vào): quảng giao, dạn dày và linh hoạt. Cũng bởi thế, người Quảng Nam trong lối sống, trong làm ăn, ứng xử có thiên hướng cởi mở, giao lưu, giao thương với bên ngoài hơn là đóng cửa và hướng nội.

Xã hội quan họ làng - cổ truyền và hiện tại

Lời tòa soạn: Năm 2017, tác giả Trần Minh Chính, một nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, đồng thời cũng là nhà quản lý văn hóa lâu năm, đã công bố chuyên luận về bảo tồn và phát huy sinh hoạt văn hóa quan họ làng. Trong chuyên luận này, sau khi phân tích thực trạng của sinh hoạt văn hóa quan họ làng trên cơ sở so sánh, đối chiếu giữa sinh hoạt văn hóa quan họ cổ truyền và sinh hoạt văn hóa quan họ đương đại, ông đã đưa ra ý kiến đánh giá và đề xuất những vấn đề đặt ra cùng một số giải pháp cơ bản, trước mắt và lâu dài nhằm thực hiện việc bảo tồn, phát huy sinh hoạt văn hóa quan họ làng trong tình hình hiện nay. Trước đó, tác giả Trần Minh Chính đã công bố công trình nghiên cứu khác với tên gọi Nghệ nhân quan họ làng Viêm Xá (Bút danh Trần Chính) và đã được Nxb Khoa học xã hội ấn hành năm 2000. Từ số này, chúng tôi chọn và giới thiệu tới bạn đọc quan tâm một số nội dung nghiên cứu đáng chú ý thuộc chuyên luận trên của tác giả Trần Minh Chính.