• Văn hóa > Di sản

Công tác quản lý di tích ở Hiệp Hòa (Bắc Giang)

Huyện Hiệp Hòa là nơi có vị trí quan trọng cho các hoạt động quốc phòng, an ninh, là cửa ngõ, phên dậu án ngữ hai vùng chiến lược trọng yếu giữa châu thổ sông Hồng với vùng núi Việt Bắc, là nơi thuận lợi thông thương kinh tế - xã hội. Đây là địa phương có bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa. Cùng với quá trình hình thành và phát triển, trên địa bàn huyện hiện đang lưu giữ một kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đa dạng như các đình, chùa, lăng tẩm, miếu nghè, các lễ hội văn hóa dân gian...

Thực trạng công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Việt Nam hiện nay

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng khẳng định: “Động lực và nguồn lực phát triển quan trọng của đất nước là khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc” (1). Nguồn lực nói đến ở đây là nguồn lực tinh thần, tức các giá trị văn hóa truyền thống được kết tinh, phản ánh trong di sản văn hóa. Với ý nghĩa đó, chúng ta có thể nhận thấy vai trò to lớn của di sản văn hóa trong quá trình phát triển đất nước hiện nay.

Lê hội làng Đồng Kỵ xưa và nay

Làng Đồng Kỵ ngày nay là phường Đồng Kỵ thuộc thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, nổi tiếng là một trong bốn làng năng động, giỏi trong làm ăn kinh tế, được khẳng định qua câu tục ngữ: “Thứ nhất Đồng Kỵ, thứ nhì Đông Khang, thứ ba Đình Bảng, thứ tư Mão Điền”. Lễ hội làng Đồng Kỵ diễn ra từ ngày mồng 4 đến mồng 6 tháng Giêng, trong không gian làng với quần thể các di tích đình, đền và chùa làng. Đây là dịp để dân làng tưởng nhớ công ơn vị Thành Hoàng làng Thiên Cương Đại Vương - vị thần có công huy động nhân dân theo giúp vua Hùng thứ Sáu đánh giặc. Trải qua nhiều hăng trầm của lịch sử, hội làng Đồng Kỵ ngày nay cũng có nhiều biến đổi, tuy nhiên, nhiều cổ tục độc đáo vẫn được duy trì, làm nên sắc thái riêng của lễ hội này.

Các di tích thờ Tứ pháp của người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ

Thờ Tứ Pháp là tín ngưỡng độc đáo, chiếm vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa của người Việt ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Trải qua những thăng trầm của lịch sử, tín ngưỡng thờ Tứ Pháp luôn trường tồn với thời gian bởi những dấu ấn văn hóa và giá trị riêng, từ những tư liệu ngữ văn dân gian như truyền thuyết, truyện kể, thơ ca dân gian… cho đến hệ thống di tích thờ tự và các nghi thức, nghi lễ. Trong đó, minh chứng rõ nhất cho thấy sự tồn tại của tín ngưỡng này trong đời sống của người Việt từ xưa đến nay là sự hiện diện của các di tích thờ Tứ Pháp. Bài viết khảo sát, phân tích về số lượng, sự phân bố di tích, đặc điểm loại hình và bố trí điện thờ Tứ Pháp…, từ đó thấy được vai trò, sự ảnh hưởng của tín ngưỡng thờ Tứ Pháp trong đời sống văn hóa của người Việt, góp phần giữ gìn những giá trị lịch sử văn hóa mà cha ông để lại.

Tìm hiểu lễ hội đền Nguyễn Xí

Giai đoạn đầu, lễ hội đền thờ Nguyễn Xí - Cương Quốc công từ, mang dấu ấn văn hóa dòng họ. Về sau, trong quá trình giao lưu, tiếp biến giữa văn hóa dòng họ (đóng vai trò hạt nhân) với văn hóa cộng đồng làng - xã - vùng - miền, lễ hội đền thờ Nguyễn Xí phát triển thành một lễ hội mang màu sắc văn hóa xứ Nghệ.

Văn hóa thổ cẩm trong đời sống tộc người vùng trung du và miền núi phía Bắc

Văn hóa thổ cẩm truyền thống đã và đang góp phần làm giàu thêm bản sắc văn hóa của đồng bào trung du và miền núi phía Bắc. Bằng đôi bàn tay khéo léo và sự cần cù, nhiều sản phẩm thổ cẩm độc đáo đã và đang được các tộc người sáng tạo phục vụ nhu cầu của bản thân và cộng đồng. Trải qua thăng trầm của thời gian, các tộc người không chỉ có ý thức gìn giữ nghề cổ truyền vốn có mà còn tiếp tục nỗ lực học hỏi, cải tiến kỹ thuật để có thêm nhiều sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu của xã hội hiện đại, đưa danh tiếng của văn hóa thổ cẩm nơi đây đến với các vùng miền khác trong cả nước. Tuy nhiên, trước những đổi thay của đời sống xã hội, bên cạnh những điều kiện thuận lợi để khôi phục và phát triển, nghề dệt thổ cẩm cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức trong việc gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống.

Vài nét về sự tiếp biến, giao lưu văn hóa Việt - Mường thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc

Nền văn hóa khởi thủy của Phú Thọ là văn hóa bản địa, với nhiều dấu tích của nền văn hóa Sơn Vi, Phùng Nguyên, Gò Mun và văn hóa Đông Sơn với văn minh lúa nước sông Hồng rạng rỡ. Phú Thọ tự hào là vùng địa linh nhân kiệt, vùng đất phát tích của dân tộc Việt Nam. Trải qua nhiều biến cố lịch sử, cư dân nơi đây luôn biết tiếp thu, chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại để làm giàu cho kho tàng tri thức của mình. Trong những mối quan hệ cộng đồng, cuộc sống đan xen giữa các tộc người với nhau trong cùng một môi trường sống đã làm nảy sinh những nét văn hóa mới, tạo nên mối quan hệ đặc biệt, phong phú, góp phần làm cho văn hóa bản địa của Phú Thọ thêm sinh động hơn.

Mấy suy nghĩ về quản lý lễ hội Sượt ở Hải Dương

Hải Dương thuộc vùng châu thổ sông Hồng, nơi có những lợi thế lớn trong thực hành văn hóa và lưu giữ nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể quý giá, trong đó có lễ hội đền/ đình Sượt (gọi tắt là Lễ hội Sượt). Là những người thực hiện dự án Bảo tồn Lễ hội Sượt thuộc nhiệm vụ sưu tầm, bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể 54 dân tộc ở Việt Nam thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, tác giả bài viết trình bày một số nhận thức về quản lý lễ hội cổ truyền, trường hợp lễ hội Sượt ở thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương.