• Văn hóa > Đương đại

Nhu cầu sự kiện văn hóa ở Hà Nội những năm gần đây

Hà Nội - vùng đất đa dạng văn hóa truyền thống hiện đại đan xen, những tác động văn hóa Đông Tây đương đại của thời kỳ hội nhập văn hóa toàn cầu hóa đã làm thay đổi diện mạo các giá trị văn hóa, tạo nên nhiều hình thức hoạt động văn hóa sáng tạo mới. Với sự tham gia tích cực của các ngành công nghiệp văn hóa, các thành phần kinh tế văn hóa, dịch vụ văn hóa phát triển đã làm cho hoạt động văn hóa nghệ thuật trở nên sôi động, trong đó hoạt động sự kiện văn hóa là điểm nhấn nổi bật về sáng tạo những năm gần đây. Hoạt động sự kiện đã tạo ra nhiều hình thức nghệ thuật mới, mang tính thích ứng chuyên nghiệp cao, được công chúng yêu thích, xã hội ghi nhận.

Hoạt động truyền thông tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam trong bối cảnh hiện nay

Trong những năm gần đây, phương tiện “truyền thông số” được sử dụng, tạo nên xu hướng truyền thông bằng “kỹ thuật số hóa” các đặc điểm cấu trúc. Khi xã hội ngày càng phát triển thì công tác truyền thông bằng việc phát triển công nghệ ứng dụng vào mọi hoạt động của xã hội, trong đó có bảo tàng là điều tất yếu khách quan.

Khắc phục những mặt lạc hậu của văn hóa truyền thống trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc

Sửa đổi lối làm việc là tác phẩm được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, chỉ ra những hạn chế, khiếm khuyết trong cách làm việc, cách lãnh đạo, quản lý của cán bộ, công chức nhà nước để có những định hướng sửa chữa, điều chỉnh như Bác Hồ đã từng nói không sợ khuyết điểm mà chỉ sợ không có quyết tâm để sửa chữa những khuyết điểm đó. Nhiều thứ “bệnh” mà Người đã chỉ ra là do những ảnh hưởng tiêu cực từ trong văn hóa truyền thống, rất cần loại bỏ những hạn chế, phát huy những mặt tích cực của văn hóa truyền thống trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước hiện nay.

Sức mạnh mềm văn hóa đại chúng trong bối cảnh hiện nay

Trong những yếu tố tạo nên sức mạnh mềm, có thể nói, văn hóa đại chúng (VHĐC) bao gồm: phim ảnh, chương trình truyền hình, nhạc phổ thông, thể thao… là yếu tố có sức ảnh hưởng lớn bởi nó tác động đến nhóm đối tượng đông đảo, thuộc nhiều tầng lớp trong xã hội. Trong thời đại công nghệ thông tin và truyền thông phát triển như hiện nay, VHĐC được sử dụng như một công cụ trong việc thúc đẩy sức mạnh mềm dựa trên những thông điệp mà chúng tạo ra. Để được coi là một nguồn lực mềm, văn hóa phải hấp dẫn đối với những người khác

Xây dựng thương hiệu bằng văn hóa doanh nghiệp

Trong sự phát triển của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế mạnh mẽ như hiện nay, vấn đề thương hiệu và văn hóa doanh nghiệp có ý nghĩa kinh tế và tác động to lớn đến quá trình phát triển của doanh nghiệp. Bài viết đề cập đến văn hóa doanh nghiệp và xây dựng thương hiệu với 5 bước cơ bản để xây dựng văn hóa doanh nghiệp và văn hóa thương hiệu. Xây dựng thương hiệu bằng văn hóa doanh nghiệp là cách lựa chọn đúng đắn nhất, bền vững nhất của các doanh nghiệp hiện nay. Mối quan hệ này có sự gắn bó chặt chẽ và tương hỗ lẫn nhau. Việc xây dựng thương hiệu cần gắn với những giá trị văn hóa cốt lõi của doanh nghiệp và ngược lại.

Vai trò của thông điệp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên truyền thông đại chúng

Phân tích thông điệp báo chí là một hướng nghiên cứu rất được coi trọng. Nó cho thấy các hiện tượng, sự kiện xã hội và những tác động xã hội chi phối các hiện tượng, sự kiện xã hội diễn ra vào một giai đoạn nào đó. Truyền thông trên các phương tiện truyền thông đại chúng về phòng chống dịch bệnh COVID-19 có thể coi là một sự lựa chọn tối ưu trong bối cảnh dịch bệnh. Bài viết diễn giải vai trò của thông điệp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên truyền thông đại chúng.

Quản lý thị trường văn hóa ở Trung Quốc và một số gợi mở đối với Việt Nam

Hiện nay, cùng với các ngành công nghiệp văn hóa, phát triển thị trường văn hóa ngày càng được Chính phủ nhiều nước trên thế giới quan tâm. Tại Trung Quốc, quan điểm về thị trường văn hóa đã có những bước chuyển biến lớn về mặt tiếp cận thông qua quá trình thúc đẩy cải cách thể chế văn hóa. Một trong những vấn đề nổi bật của thị trường văn hóa Trung Quốc là vai trò quản lý chặt chẽ của Nhà nước đối với quá trình vận hành của thị trường. Bài viết phân tích vai trò quản lý của chủ thể nhà nước Trung Quốc đối với sự phát triển của thị trường văn hóa, qua đó đưa ra một số gợi mở cho Việt Nam.

Xây dựng môi trường văn hóa tại Phần Lan, Hàn Quốc và một số gợi mở cho Việt Nam

Môi trường văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ những giá trị văn hóa vật chất và phi vật chất tồn tại xung quanh doanh nghiệp, chi phối các hoạt động của mỗi cá nhân và tập thể doanh nghiệp. Các doanh nghiệp trên thế giới từ lâu đã coi việc xây dựng một môi trường văn hóa doanh nghiệp tích cực là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu của mình. Xây dựng môi trường văn hóa không chỉ giúp tạo sự gắn kết trong các mối quan hệ, giúp thu hút và giữ chân nhân tài, mà còn tạo ra danh tiếng, tạo ra nhiều giá trị kinh tế và sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp. Bài viết trình bày một số kinh nghiệm xây dựng môi trường văn hóa doanh nghiệp tại Phần Lan, Hàn Quốc và đưa ra một số gợi mở cho Việt Nam.