• Văn hóa > Đương đại

Đào tạo theo hệ thống tín chỉ đối với lĩnh vực nghệ thuật

Đào tạo theo hệ thống tín chỉ (HTTC) là phương thức đào tạo sử dụng tín chỉ làm đơn vị đo kiến thức và đánh giá kết quả học tập của người học. sau khi tích lũy đủ lượng tín chỉ theo quy định, người học hoàn thành chương trình đào tạo và được cấp bằng tốt nghiệp. Đây là phương thức đào tạo linh hoạt, mềm dẻo, người học được làm chủ lộ trình học tập, được chủ động xây dựng kế hoạch và đăng ký học tập, tích lũy từng phần kiến thức theo tiến độ phù hợp với năng lực, điều kiện của bản thân và nhà trường, nhằm hoàn tất chương trình đào tạo.

Đào tạo nguồn nhân lực báo chí, truyền thông ở Việt Nam trong kỷ nguyên số hiện nay

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) mà cốt lõi là công nghệ số đã tác động sâu sắc đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Để thích ứng và tận dụng những thời cơ của cuộc CMCN 4.0, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, xây dựng Chính phủ số, xã hội số, kinh tế số. Để thực hiện được mục tiêu này, bên cạnh xây dựng hạ tầng số, chúng ta đang thực hiện xây dựng nguồn nhân lực số, nhưng để thích ứng với thời đại số, kỷ nguyên số, vấn đề rất quan trọng là con người, chuẩn bị nguồn nhân lực có đủ năng lực để sử dụng công nghệ số. Báo chí, truyền thông là lĩnh vực chịu tác động trực tiếp, mạnh mẽ của công nghệ số, do đó cũng cần quan tâm chuẩn bị nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của bối cảnh mới.

Phát huy giá trị văn hóa giữ nước của thanh niên quân đội hiện nay

Văn hóa giữ nước Việt Nam là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần được sáng tạo trong lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc, được kế thừa, phát huy, phát triển từ thế hệ này sang thế hệ khác, là cầu nối gắn kết mỗi người Việt Nam yêu nước, khơi dậy mạch nguồn trí tuệ, tư tưởng, tình cảm và ý chí con người Việt Nam, tạo thành động lực nội sinh của dân tộc trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Đối với mỗi người dân Việt Nam nói chung, thanh niên quân đội nói riêng, văn hóa giữ nước luôn là thành tố quan trọng trong nhân cách, khi được khơi dậy và phát huy thường xuyên sẽ trực tiếp tạo ra động lực tinh thần to lớn thúc đẩy họ sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Những yếu tố cấu thành môi trường văn hóa ở khu vực nông thôn mới

Trong bối cảnh đổi mới và hội nhập, văn hóa đã trở thành một lĩnh vực hết sức quan trọng, có vai trò làm bệ đỡ cho mọi hoạt động của tổ chức, cộng đồng và quốc gia. Điều này càng được khẳng định mạnh mẽ ở khu vực nông thôn, nơi văn hóa gắn bó mật thiết với đời sống sinh hoạt và lao động của người nông dân, có khả năng tác động trực tiếp tới mỗi người dân và tạo ra những nét bản sắc riêng. Việc làm thế nào để tạo ra một môi trường văn hóa (MTVH) tích cực, phong phú, đa dạng và giàu bản sắc ở Việt Nam nói chung và khu vực nông thôn nói riêng đã trở thành yêu cầu quan trọng và cấp thiết hiện nay

Phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người trong bảo đảm an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay

Lịch sử dân tộc Việt Nam đã chứng minh, những giá trị văn hóa cốt lõi luôn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt, bền bỉ, tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn giúp đất nước vượt qua nhiều gian lao, thử thách khắc nghiệt để vươn lên. Nhận thức được điều đó, Đảng, Nhà nước ta đã chú trọng phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của văn hóa, con người Việt Nam trong thực hiện các chính sách an sinh xã hội (ASXH), góp phần bảo đảm cuộc sống an toàn của nhân dân, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững đất nước, “thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ ta”.

Đẩy mạnh thực hiện văn hóa công vụ trong các đơn vị sự nghiệp công lập ở Việt Nam hiện nay

Văn hóa công vụ có vai trò rất quan trọng trong tổ chức, hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, góp phần tạo ra môi trường văn hóa, hình thành phong cách ứng xử, lề lối làm việc chuẩn mực của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; bảo đảm tính chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả trong hoạt động thực thi nhiệm vụ, công vụ; phục vụ người dân và xã hội.

Góp phần tìm hiểu quan điểm Đại hội XIII của Đảng về phát huy nhân tố con người

Trong suốt quá trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng đất nước, Đảng ta luôn quan tâm chăm lo xây dựng và huy động sức mạnh, sự sáng tạo của nhân dân, tạo ra nguồn sức mạnh nội sinh to lớn trong đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc, cũng như sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Đại hội XIII của Đảng trên cơ sở kế thừa, phát triển những giá trị lý luận và thực tiễn về phát huy nhân tố con người, đã tiếp tục khẳng định: Lấy con người làm trung tâm của sự phát triển nhằm khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phấn đấu đến năm 2045 Việt Nam trở thành một quốc gia phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Vai trò giáo dục của bảo tàng tỉnh, thành phố ở Việt Nam hiện nay

Bảo tàng tỉnh, thành phố (còn gọi là bảo tàng khảo cứu địa phương, bảo tàng địa phương, bảo tàng tổng hợp) chiếm một số lượng lớn trong hệ thống bảo tàng Việt Nam. Đây là một thiết chế văn hóa đặc thù, có nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị các hiện vật tiêu biểu - một bộ phận quan trọng của di sản văn hóa địa phương. Những biến chuyển trong hoạt động của bảo tàng tỉnh, thành phố ở nước ta, đặc biệt trên phương diện giao tiếp, phục vụ cộng đồng rất phù hợp với bối cảnh cũng như đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện nay.

Hoạt động xuất bản sách ở Việt Nam trước bối cảnh chuyển đổi số

Do yêu cầu từ thực tiễn xuất bản, để tồn tại, phát triển, nhất là trong giai đoạn hiện nay, các nhà xuất bản (NXB) phải chuyển mình bằng việc thúc đẩy chuyển đổi số. Đây là một xu thế tất yếu trong tất cả các lĩnh vực, trong đó có ngành Xuất bản. Tuy nhiên, đó là xu thế của sự phát triển trong tương tác, chứ không phải là sự thay thế, chuyển từ sách in sang sách điện tử.

Những vấn đề đặt ra về đào tạo theo hệ thống tín chỉ trong lĩnh vực nghệ thuật

Trong bối cảnh giáo dục Việt Nam đang tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4-11-2013 Hội nghị lần thứ Tám Ban Chấp hành Trung ương (Khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, đào tạo theo hệ thống tín chỉ là một trong những nội dung quan trọng để hiện thực hóa mục tiêu trên.