• Thế giới nghệ thuật > Nghệ thuật & đời sống

Hướng tới dòng phim chữa lành...

Khi đại dịch lắng xuống, một hiện thực mới đặt con người đối diện với việc tìm ra ý nghĩa mới của sự sống, của việc tồn tại. Nghệ thuật cũng không nằm ngoài dòng chảy đó khi xuất hiện dòng phim chữa lành, nhân lên những điều tốt đẹp.

Đầu tư làm phim trong kỷ nguyên số

Việc sụt giảm doanh thu của hàng loạt bộ phim sau đại dịch đã khiến cho không ít hãng phim, nhà đầu tư lao đao. Việc đổi mới phương thức làm phim qua hình thức kêu gọi đầu tư như một dự án kinh tế đã được một số hãng, dự án phim tính đến.

Triệu dấu chân qua những cửa ô - Những câu chuyện của đời phố

Nguyễn Trương Quý như một nhà văn say mê viết về Hà Nội và tập du khảo Triệu dấu chân qua những cửa ô của anh như một chân dung Hà Nội qua những dấu chân đi về. Như anh chia sẻ trong lời nói đầu cuốn sách, “Hà Nội có nhiều cửa ô, tôi chọn biểu tượng này vì lẽ chúng là tên gọi gợi nhớ ngay đến Hà Nội, và cửa ô trong tâm tưởng là những lối nhập thành, tìm hiểu những câu chuyện của đời phố.”

Một tương lai khó đoán

Không chỉ du lịch, hàng không, ăn uống… bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Điện ảnh cũng chịu những tác động nặng nề. Việc mở thêm một kênh phát hành trực tuyến song song với phim chiếu rạp đang đặt phim ảnh trước những thách thức kép.

Phim truyền hình Hàn Quốc: Nỗ lực đổi mới

Từng làm mưa làm gió khắp châu Á với những câu chuyện tình bi lụy, những ân oán kéo dài... phim truyền hình Hàn Quốc giờ đang cố thoát khỏi ấn tượng cũ để xây dựng một gam mầu tươi sáng hơn.

Thưởng thức phim - Những ngã rẽ mới

Khi công nghệ, kỹ thuật can thiệp sâu vào việc sản xuất các chương trình nghệ thuật, giải trí thì các hình thức thưởng thức cũng được đa dạng, biến hóa theo sự phát triển. Đại dịch COVID-19 chỉ đẩy nhanh quá trình đó chứ không phải tác nhân tạo ra thay đổi.

Biển hiệu Hollywood - Trăm năm thăng trầm

Cùng với tượng Nữ thần tự do, tháp Eiffel hay tháp nghiêng Pisa…, hàng chữ Hollywood trên đồi Mount Lee phía Bắc thành phố Los Angeles (Mỹ) là một trong những biểu tượng được nhiều người biết nhất trên thế giới. Không chỉ có vậy, nó còn là biểu tượng cho đế chế điện ảnh hùng mạnh được mệnh danh “kinh đô điện ảnh Hollywood”. Sắp kỷ niệm sinh nhật 100 năm, biển hiệu Hollywood đã trải qua một thế kỷ đầy thăng trầm cùng kinh đô điện ảnh.

Hình tượng Thiên mã trang trí trên đồ gốm xuất khẩu thời Lê Sơ

Trong số những đề tài trang trí rất phong phú trên đồ gốm thời Lê Sơ có hình tượng con người, rồng, phượng, kỳ lân, các loài động vật chim thú, các loài thủy sinh, các loài hoa cỏ, phản ánh xã hội con người và cảnh vật tự nhiên vùng đồng bằng Bắc Bộ. Trong khuôn khổ có hạn, bài viết này chỉ xin giới thiệu riêng về hình tượng Ngựa có cánh mà chúng tôi định danh gọi là Thiên Mã, trang trí trên đồ gốm xuất khẩu thời Lê Sơ (thế kỷ XV-XVI), tập trung vào đồ gốm men hoa lam và đồ gốm hoa lam kết hợp vẽ nhiều màu trên men.

Dấu ấn tỏa sáng của Givenchy trong Tuần lễ thời trang Paris

Đối với bộ sưu tập lớn đầu tiên với chủ đề chính là thời trang nam giới được trình diễn trong Tuần lễ thời trang Paris, các người mẫu của Givenchy đã có một màn mở đầu đầy ấn tượng với những bước catwalk “lướt nước” đầy nghệ thuật.

Bờ xe nước trong di sản ảnh

Bờ xe nước là phương tiện “dẫn thủy nhập điền” của cha ông ta thuở xưa, sử dụng guồng nước để tưới những cánh đồng lớn nhỏ ven sông làm gia tăng vụ mùa lúa. Tùy vùng mà có tên gọi khác nhau như cọng nước, máy xe nước, máy tát nước, guồng nước, xe đạp nước, xe gió... Hiện nay, người Mường, Thái ở Thanh Hóa, Hòa Bình còn sử dụng bờ xe nước. Ở các lưu vực sông các tỉnh miền Trung như Quảng Ngãi, Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên, bờ xe nước đã vắng bóng từ lâu. Nó chỉ còn thấy trong di sản ảnh, tư liệu xưa, bảo tàng, các công trình biên khảo địa chí, văn hóa dân gian của các địa phương.