• Xây dựng đời sống văn hóa > Phong trào toàn dân đoàn kết

Khu dân cư kiểu mẫu bên dòng sông Gianh

Thôn 1, xã Bắc Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình nằm bên dòng sông Gianh lịch sử có 1.130 khẩu, người dân cư trú và canh tác trên diện tích 54 ha với bức tranh sinh hoạt kinh tế phong phú, ngành nghề đa dạng như sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, các nghề thủ công và một số hoạt động dịch vụ...

Bình Định: Phù Cát xây dựng đời sống văn hóa hướng mạnh hoạt động về cơ sở

Những năm qua phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa - làng sức khỏe” (TDĐKXDĐSVH- LSK) gắn với xây dựng Nông thôn mới (NTM) được cấp ủy, chính quyền và nhân dân huyện Phù Cát (Bình Định) triển khai tích cực, có hiệu quả. Từ phong trào, trên địa bàn huyện đã xuất hiện nhiều gương điển hình, là những hạt nhân trong các phong trào thi đua, qua đó góp phần nâng cao chất lượng đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân, làm thay đổi bộ mặt nông thôn theo hướng văn minh, thân thiện, xanh - sạch - đẹp.

Xây dựng phường, thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh - một số vấn đề cần quan tâm

Ngày 18/2/2022 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg Quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh. Trong khuôn khổ bài viết, chúng tôi xin được đề cập đến một số nội dung cần quan tâm trong việc xây dựng và công nhận phường, thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh.

Mô hình Trưởng thôn thân thiện ở Đông Anh (Hà Nội): Điểm sáng về xây dựng văn hóa cơ sở - Bài cuối: Cần nhân rộng, lan tỏa trong xây dựng đời sống văn hóa cơ sở

Theo Cục Văn hóa cơ sở, qua mô hình "Trưởng thôn thân thiện" của thành phố Hà Nội, Cục mong muốn lan tỏa và giới thiệu để các địa phương trong cả nước có thể tham khảo kinh nghiệm và triển khai tại địa phương mình, bởi lẽ, mô hình này sẽ đem lại nhiều hiệu quả thiết thực trong phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa.

Mô hình Trưởng thôn thân thiện ở Đông Anh (Hà Nội): Điểm sáng về xây dựng văn hóa cơ sở - Bài 2: Cầu nối đưa các chủ trương, chính sách đi vào cuộc sống

Để xây dựng đời sống văn hóa, giữ gìn và phát huy thuần phong mỹ tục trong nhân dân, các cấp, ngành của Đông Anh đã tăng cường quản lý nhà nước về các hoạt động văn hóa, duy trì các câu lạc bộ để làm phong phú đời sống tinh thần cho nhân dân. Và, các trưởng thôn đã thực sự là cầu nối đưa các chủ trương chính sách đi vào cuộc sống.

Mô hình Trưởng thôn thân thiện ở Đông Anh (Hà Nội): Điểm sáng về xây dựng văn hóa cơ sở - Bài 1: Những trưởng thôn năng động, sáng tạo

Trong những năm qua, phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội đã có nhiều khởi sắc và đi vào chiều sâu, có sức lan tỏa mạnh mẽ. Bên cạnh, sự quan tâm, chăm lo của cấp ủy, chính quyền địa phương có vai trò hạt nhân của các trưởng thôn – những người gần dân, sát dân và hiểu dân.

Khu 1a phường Nông Trang, thành phố Việt Trì: Xây dựng đô thị văn minh, khu dân cư văn hóa

Với diện tích 0,69 km2, 334 hộ gia đình gồm 1.334 nhân khẩu, nhiều năm qua khu dân cư đã bền bỉ tạo dựng cho mình một số kết quả khá ấn tượng về xây dựng đời sống văn hóa, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, xây dựng các thiết chế văn hóa thể thao để người dân có nơi tập luyện, nâng cao sức khoẻ, tỷ lệ Gia đình văn hoá luôn giữ được ở mức cao. Khi thành phố Việt Trì (Phú Thọ) phát động phong trào thi đua xây dựng Nông thôn mới, đô thị văn minh gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” khu 1A đã có những thuận lợi cơ bản. Đó là lời khẳng định của bà Trần Thị Lý - Bí thư chi bộ kiêm Trưởng ban Công tác mặt trận khu dân cư khi chúng tôi muốn tìm hiểu về những thành tích khu 1A đã đạt được trong 3 năm qua.