• Xây dựng đời sống văn hóa > Phong trào toàn dân đoàn kết

Lập Thạch (Vĩnh Phúc): Thực hiện tốt Nghị quyết số 10-NQ/HU về “Xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu giai đoạn 2023-2025”

Ngày 12/01/2024, Ban chấp hành Đảng bộ huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc) đã xây dựng, ban hành Nghị quyết số 10-NQ/HU về “Xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu giai đoạn 2023-2025” trên địa bàn huyện, trên cơ sở sửa đổi, bổ sung một số nội dung Nghị quyết số 03-NQ/HU, ngày 26/11/2021 của BCH Đảng bộ huyện Lập Thạch về xây dựng Nông thôn mới nâng cao, Nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030. Nghị quyết 10-NQ/HU về “Xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu giai đoạn 2023-2025” trên địa bàn huyện đã thực sự đi vào cuộc sống, giúp duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM, xây dựng xã NTM nâng cao, xã NTM kiểu mẫu, thôn NTM kiểu mẫu, thôn thông minh, trở thành phong trào mạnh mẽ, rộng khắp trong toàn huyện làm cho diện mạo nông thôn thay đổi, đời sống người dân ngày càng được nâng cao.

Thị xã Phong Điền (Thành phố Huế): Hiệu quả từ phong trào “Ngày Chủ nhật xanh”

hong trào “Ngày Chủ nhật xanh” được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (nay là Thành phố Huế) phát động từ năm 2019 và đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của các cộng đồng dân cư. Đến nay, phong trào đã trở thành một nếp sống đẹp, dần xây dựng ý thức, thói quen người dân; là hoạt động thường xuyên, liên tục tại mỗi cơ quan, đơn vị. Phong trào được đánh giá góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn; một số vấn đề về môi trường phần nào được giải quyết; chất lượng đời sống nhân dân ngày một nâng cao.

Hội viên, phụ nữ huyện Mang Thít (Vĩnh Long) thực hiện tiêu chí “3 sạch”

Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Mang Thít (Vĩnh Long) đã đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho hội viên, về bảo vệ môi trường; tuyên truyền, vận động mọi người nâng cao ý thức, kỹ năng về phòng, chống thiên tai và ứng phó biến đổi khí hậu; thực hiện phong trào “Chống rác thải nhựa”; thu gom xử lý rác thải, phát hoang bụi rậm, trồng hoa, cây xanh tạo vẻ mỹ quan môi trường xanh - sạch - đẹp.

Trở lại Phong Vân

Cách trung tâm thị xã Chũ chừng 20km, ngược lên phía Bắc-Đông Bắc, đi qua xã Biên Sơn là tới chân đèo Váng (xưa có tên gọi là đèo Vắng, vì quanh co, vắng vẻ; nay gọi chệch thành đèo Váng). Qua đèo Váng (cổng trời của vùng cao Lục Ngạn thuộc tỉnh Bắc Giang) chừng 5km nữa là tới trung tâm xã Phong Vân, theo nghĩa từ Hán - Việt có nghĩa là gió mây, bỗng dưng nhớ tới bài thơ Biên Sơn – Phong Vân và nỗi nhớ của nhà thơ Trần Thái Chiển: Nhớ hoài ngày bị lạc/ Biên Sơn thành Phong Vân/ Thảo nào mà gió nổi/ Thảo nào mà mây vần…

Hòa Phú - vững bước tương lai

Hòa Phú – mảnh đất mang vẻ đẹp thơ mộng mà vững chãi, kiên cường qua từng chặng đường lịch sử đã trở thành xã Nông thôn mới (NTM) nâng cao vào mùa Xuân Ất Tỵ 2025. Là một xã miền núi thuộc huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, Hòa Phú nằm dọc theo quốc lộ 14G với những cánh rừng keo lá tràm bạt ngàn và những ngôi làng bình yên, ẩn hiện hai bên con đường quanh co. Từ bao đời nay, nơi đây vốn là "địa đầu" kháng chiến của huyện, mang trong mình bề dày truyền thống cách mạng kiên trung và đáng tự hào.

Trà Cú xây dựng thành công thị trấn đạt chuẩn Đô thị văn minh năm 2024

Trà Cú là huyện vùng sâu, cách trung tâm tỉnh Trà Vinh 34 km về hướng Tây Nam, phía Đông giáp huyện Châu Thành và Cầu Ngang, phía Tây giáp Sông Hậu, phía Nam giáp huyện Duyên Hải, phía Bắc giáp huyện Tiểu Cần. Toàn huyện có 17 đơn vị hành chính (trong đó có 15 xã và 2 thị trấn), với 124 ấp, khóm.  Trà Cú có diện tích tự nhiên 317.528ha, dân số 146.329 người, trong đó dân tộc Khmer chiếm 63,36% dân số toàn huyện. Trong những năm qua, kinh tế - xã hội của Trà Cú phát tiếp tục triển khá, đời sống vật chất và tinh thần của người dân từng bước được cải thiện, trình độ dân trí ngày một nâng cao. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của huyện được quan tâm đào tạo về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và lý luận chính trị, cơ bản đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Đổi thay Phúc Trạch

Xuân Ất Tỵ năm 2025, Đảng bộ và nhân dân xã Phúc Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình đón chào một mùa Xuân mới trong trong niềm hân hoan và phấn khởi khi xã nhà đã cán đích Nông thôn mới vào năm 2024. Sự kiện này đã đánh dấu một bước ngoặt lớn cho sự phát triển, chuyển mình của vùng quê  Phúc Trạch.

Sắc xuân trên quê hương anh hùng

Một mùa xuân mới lại về trên mọi nẻo đường của quê hương đất nước. Đón Xuân năm nay, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa mang một khí thế mới, động lực mới, bởi đây là mùa xuân đầu tiên Đảng bộ, chính quyền, nhân dân huyện nhà được đón Tết cổ truyền trong niềm hân hoan đạt chuẩn Nông thôn mới (NTM) nâng cao.

Sức trẻ Phong Điền

Thị xã Phong Điền, thành phố Huế, mảnh đất của truyền thống cách mạng, giàu bản sắc văn hóa đang hòa chung niềm hân hoan phấn khởi, bước trên con đường mới. Một sự khởi đầu cho những khát khao mới, diện mạo mới đang đổi thay từng ngày trên quê hương Phong Điền, một thị xã trẻ với sức mạnh nội sinh, luôn đổi mới sáng tạo, tự tin trên con đường hội nhập và phát triển.

Long Đức về đích xã Nông thôn mới nâng cao

Sau khi đạt chuẩn Nông thôn mới (NTM) vào năm 2020, xã Long Đức, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng luôn tập trung mọi nguồn lực và phát huy tinh thần đoàn kết, quyết tâm nâng chất các tiêu chí để đạt xã Nông thôn mới nâng cao. Đến nay, Long Đức đã “về đích” như mục tiêu đề ra.

Phù Ninh (Phú Thọ): Đẩy mạnh xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa góp phần ổn định an ninh chính trị, phát triển kinh tế - xã hội

Thời gian qua, phong trào xây dựng gia đình văn hóa (GĐVH), khu dân cư văn hóa (KDCVH) luôn được cấp ủy đảng, chính quyền các cấp quan tâm. Qua triển khai, phong trào từng bước tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của các cấp chính quyền, các ngành chức năng và người dân, góp phần thực hiện nếp sống văn minh, giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, góp phần ổn định an ninh chính trị, phát triển kinh tế - xã hội.

Nam Sách xây dựng đời sống văn hóa

Là huyện có phong trào xây dựng đời sống văn hóa cơ sở khá sớm trong tỉnh Hải Dương, sau hơn 20 năm triển khai phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH), toàn huyện có 92% gia đình đạt danh hiệu Gia đình văn hóa, 89/93 làng, khu dân cư (KDC) đạt danh hiệu làng, KDC văn hoá (96%)… tạo nền tảng vững chắc, góp phần tạo nên những thành quả trong sự phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trên địa bàn huyện Nam Sách.