• Thông tin tư liệu > Tư liệu trong nước

Vấn đề bảo vệ môi trường biển hiện nay

Biển và đại dương được ví như tấm lá phổi của con người, là cội nguồn của sự sống trên trái đất. Không có biển và đại dương, cuộc sống như được biết hôm nay có thể không tồn tại... Thiếu biển và đại dương, các đại lục sẽ trở thành các sa mạc khô cằn, môi trường sống của loài người trên trái đất sẽ khắc nghiệt hơn. Hơn thế nữa, ngoài vai trò là lá phổi của con người, biển và đại dương còn nuôi sống con người và làm giàu cho đất nước bởi nguồn kinh tế có giá trị nằm sâu trong lòng nó. Biển là nơi rất giàu có và đa dạng về tài nguyên, chứa đựng nhiều tiềm năng phát triển kinh tế đa dạng. Không những thế, biển còn là nơi dễ dàng phát triển về du lịch và phát triển ngành chăn nuôi thủy hải sản. Trong bối cảnh loài người đang phải đối mặt và nỗ lực ứng phó với những tác động khôn lường của biến đổi khí hậu, thì biển và đại dương một lần nữa lại chứng tỏ vai trò quan trọng toàn cầu của nó. Tuy nhiên, biển Việt Nam hiện nay đang ở tình trạng ô nhiễm đến báo động. Chất lượng môi trường biển nước ta ngày càng đi xuống.

Vài nét về sản vật truyền thống xứ Thanh

Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc Việt Nam, Thanh Hóa là mảnh đất lưu lại những dấu ấn đậm nét về lịch sử và văn hóa. Người Thanh Hóa dũng cảm, kiên cường, cần cù và sáng tạo đã hun đúc, bồi đắp, tạo dựng nên nền văn hóa truyền thống xứ Thanh phong phú nhiều sắc màu,  dáng vẻ, hương vị… Trong đó phải kể tới những sản vật có giá trị.

Đổi mới công tác xây dựng đội ngũ giảng viên ở Đại học Thái Nguyên

Nhằm tiếp tục đổi mới giáo dục đại học phù hợp với những thay đổi của thời đại, ngày 4-11-2013, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đã ban hành Nghị quyết 29-NQ/TW Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế (từ đây xin gọi là nghị quyết). Đây là cơ sở để giáo dục đại học Việt Nam nói chung, Đại học Thái Nguyên nói riêng, tiếp tục đổi mới, xây dựng đội ngũ giảng viên, nâng cao chất lượng giáo dục đại học trong thời gian tới.

Xây dựng thế trận lòng dân trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc

Lịch sử nhân loại đã chứng minh tầm quan trọng đặc biệt của quần chúng nhân dân đối với sự tồn tại, phát triển của chế độ nhà nước. Đối với dân tộc ta, trong suốt chiều dài lịch sử, từ xa xưa đến nay, vấn đề củng cố, xây dựng thế trận lòng dân luôn được các triều đại nhà nước phong kiến coi trọng bằng nhiều kế sách an dân, khoan thư sức dân… Nhận thức rõ tầm quan trọng và kế thừa tư tưởng đó, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhất quán quan điểm dân là gốc và thường xuyên coi trọng xây dựng thế trận lòng dân, tạo cơ sở, nền tảng để xây dựng vững chắc nền quốc phòng toàn dân.

Tinh thần quốc tế vô sản của Đảng trong lãnh đạo đoàn kết với nhân dân Pháp (1945 - 1954)

Tinh thần quốc tế vô sản là cơ sở, nền tảng, động lực để Đảng củng cố, phát triển tình cảm đoàn kết, gắn bó thân ái giữa Việt Nam với Pháp; qua đó tích cực ủng hộ, giúp đỡ lẫn nhau, nhằm thực hiện mục tiêu giành độc lập, tự do, dân chủ, hạnh phúc cho nhân dân hai nước. Đồng thời, thiết thực góp phần vào cuộc đấu tranh cho hòa bình, chủ nghĩa xã hội ở khu vực cũng như trên thế giới.