• Thông tin tư liệu > Tư liệu trong nước

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO Ở LÂM ĐỒNG

Lâm Đồng là một tỉnh miền núi thuộc khu vực Nam Tây Nguyên, có nhiều tiềm năng, lợi thế về tài nguyên đất đai, nguồn nước, nguồn nhân lực và điều kiện sinh thái phù hợp cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Để phát triển nông nghiệp bền vững, dưới ánh sáng đường lối của Đảng, Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng đã tập trung lãnh đạo phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Qua 10 năm thực hiện, nông nghiệp Lâm Đồng đã có những bước phát triển mang tính đột phá, toàn diện cả về năng suất, chất lượng nông sản cũng như giá trị sản xuất của toàn ngành, đưa Lâm Đồng trở thành tỉnh đi đầu trong cả nước về ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.

ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA HỌC VIỆN SĨ QUAN QUÂN ĐỘI

Định hướng giá trị văn hóa (ĐHGTVH) ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường là một bảo đảm quan trọng cho sự trưởng thành của mỗi học viên đào tạo sĩ quan quân đội khi ra trường. Nghiên cứu, nhận định những vấn đề đặt ra trong ĐHGTVH của học viên là vấn đề quan trọng để bản thân mỗi học viên cũng như các chủ thể giáo dục trong nhà trường quân đội đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả, góp phần hình thành nhân cách cho họ.

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐÈN ƠN ĐÁP NGHĨA THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Suốt 70 năm qua, ngày 27-7 trở thành một trong những ngày truyền thống tốt đẹp của dân tộc, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, mang ý nghĩa chính trị, xã hội và nhân văn sâu sắc của dân tộc. Đây là hoạt động thể hiện truyền thống “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, thể hiện lòng biết ơn, tri ân đối với các gia đình liệt sĩ, các thương binh, bệnh binh, gia đình có công với cách mạng và là hoạt động để tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ, vận động toàn dân tham gia, chăm lo ngày một tốt hơn cho người có công với cách mạng và gia đình chính sách.

HỘI NHẬP ASEAN, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC VỀ VĂN HÓA XÃ HỘI

Cộng đồng ASEAN với ba trụ cột về chính trị - an ninh, kinh tế và văn hóa xã hội được chính thức hình thành vào ngày 31-12- 2015, là kết quả của gần nửa thế kỷ phấn đấu vươn lên của tất cả các nước Đông Nam Á. Các nỗ lực vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển cho tất cả các dân tộc là yếu tố quyết định đưa đến thành công của ASEAN hiện nay. Đây là dấu mốc quan trọng trong lịch sử của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á nhằm thực hiện mục tiêu là xây dựng về một cộng đồng gắn kết về chính trị, liên kết về kinh tế, có trách nhiệm về xã hội, có quan hệ rộng mở với bên ngoài.

VĂN HÓA VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ ĐẦU THẾ KỶ XX NHÌN TỪ MỘT BỘ TRANH

Những dòng tranh dân gian ở đồng bằng Bắc Bộ ra đời từ hàng trăm năm trước nhưng có lẽ, chưa dòng tranh nào xây dựng được một cách có hệ thống và kỹ lưỡng các bộ tranh phản ánh hoạt động lao động sản xuất của người Việt. Một số nghệ nhân dân gian cũng đã dựng được các hoạt cảnh miêu tả cuộc sống thường nhật của người dân song rất ít và đơn giản về đường nét, bố cục. Cho đến khi bộ tranh Kỹ thuật của người Annam (1) do Henri Joseph Oger, một người Pháp trẻ tuổi, làm việc cùng các thợ vẽ và thợ khắc bản địa được công bố, không chỉ người Pháp mà cả người Việt Nam tây học thời đầu TK XX cùng phải ngỡ ngàng trước khả năng quan sát, chọn lọc và hệ thống hóa những hình ảnh lao động của người Việt thành các dạng thức biểu hiện văn hóa bản địa một cách chân thực, sinh động.

THỰC TRẠNG TRẠI SÁNG TÁC ĐIÊU KHẮC Ở VIỆT NAM

Mô hình trại sáng tác điêu khắc quốc tế và trong nước ở Việt Nam được hình thành tròn 20 năm (1997-2017) với hơn 30 trại ở khắp các tỉnh thành, tuy đã có những lợi ích tích cực cho chuyên ngành và nhận thức của cộng đồng song vẫn còn nhiều hạn chế làm trăn trở giới chuyên môn và xã hội. Chỉ ra các vấn đề và tìm giải pháp tháo gỡ là việc làm cần thiết, nhằm tìm kiếm các giải pháp hữu ích, giúp cho các mô hình này được phát triển mang tính chuyên nghiệp hơn

ẢNH HƯỞNG CỦA MẶT TRÁI KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐẾN NHÂN CÁCH CÁN BỘ

Trong hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Đảng ta luôn xác định đội ngũ cán bộ là khâu then chốt, là vấn đề trọng tâm, xuyên suốt của sự nghiệp phát triển đất nước, bảo vệ tổ quốc. Đó là thế hệ những cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tư duy đổi mới, nhanh chóng thích nghi với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần quan trọng vào công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước.

TƯ TƯỞNG KHOAN DUNG TRONG TRIẾT HỌC PHƯƠNG ĐÔNG VÀ PHƯƠNG TÂY

Bước sang TK XX và đặc biệt là XXI, trong quá trình toàn cầu hóa đã và đang diễn ra ngày càng sâu rộng, các giá trị truyền thống phương Đông từng bước khẳng định rõ vị thế của mình trong nền văn hóa nhân loại. Vì thế, việc xem xét, so sánh tư tưởng khoan dung trong triết học phương Tây phương Đông, gắn liền với sự vận động, phát triển tư tưởng khoan dung của thế giới đương đại, có thể là một gợi ý nhằm điều chỉnh quá trình giao lưu, hòa đồng của văn hóa Đông - Tây trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.

HOẠT ĐỘNG TRIỀU CỐNG, LỄ SÍNH VIỆT - TRUNG NỬA ĐẦU TK XIX

Không chỉ riêng triều Nguyễn mà tất cả các vương triều trước khi thành lập đều quan tâm tới việc xây dựng, củng cố quan hệ triều cống, lễ sính, quan hệ hòa hiếu với nước láng giềng Trung Quốc. Mặc dù luôn ý thức về tự chủ rất cao, nhưng lại không nhận thấy sự bất bình đẳng của hình thức bang giao này, tất cả các vương triều đều có sự lựa chọn giống nhau là chấp nhận triều cống và lễ sính để giữ mối quan hệ hòa hiếu. Đây là cơ sở quan trọng cho sự tồn tại bền vững của quan hệ sách phong, triều cống giữa triều Nguyễn với vương triều Trung Hoa.

BIẾN ĐỔI GIÁ TRỊ VĂN HÓA LÀNG, XÃ TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA

Biến đổi giá trị văn hóa trong quá trình đô thị hóa là một đề tài đã và đang được khá nhiều người quan tâm nghiên cứu. Đặc biệt hiện nay, trong giai đoạn công nghiệp hóa và đô thị hóa nông thôn diễn ra mạnh mẽ thì biến đổi văn hóa lại càng phức tạp. Thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh là một đô thị nhỏ, có truyền thống văn hiến lâu đời và có nền kinh tế thủ công nghiệp, thương mại phát triển từ rất sớm nên đã sớm chịu sự tác động của quy luật đó. Thời gian gần đây, cùng với quá trình công nghiệp hóa ngày càng phát triển, quá trình đô thị hóa ở đây cũng diễn ra ngày càng mạnh mẽ và phức tạp, do vậy thị xã Từ Sơn có nhiều biến đổi cả về diện mạo vật chất cũng như đời sống văn hóa; có cả những biến đổi tích cực cũng như tiêu cực.

NGUỒN NHÂN LỰC THƯ VIỆN VÀ LƯU TRỮ THỜI KỲ PHÁP THUỘC

Nguồn nhân lực trong các thư viện ở Đông Dương hình thành và phát triển dưới ảnh hưởng của chính sách khai thác thuộc địa, chịu sự chi phối của một nền hành chính phương Tây cùng với những hạn chế và thiệt thòi của nước thuộc địa. Mặc dầu vậy, họ đã có cơ hội tiếp cận những thành tựu lý luận thư viện học mới được hình thành ở châu Âu thời kỳ này.

ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN NGƯỜI VIỆT

Phật giáo khi du nhập vào Việt Nam được tiếp nhận dễ dàng, tự nhiên vì tư tưởng có nhiều điểm tương đồng với phong tục, tập quán, truyền thống của dân tộc. Phật giáo từ ngoại lai trở thành bản địa, từ xa lạ trở thành thân thuộc với mọi người. Có thể nói, chính truyền thống sẵn có của dân tộc đã dễ dàng hòa quyện với giáo lý Phật giáo, tạo nên một chủ nghĩa tích cực mang màu sắc Việt Nam, một nhân tố bền vững trong nhân sinh quan của dân tộc. Tư tưởng của Phật giáo rất đồ sộ, có ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của người Việt.