• Thông tin tư liệu > Tư liệu trong nước

VẤN ĐỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ VĂN HÓA HIỆN NAY

Từ xưa đến nay, trong quá trình hình thành, phát triển sự nghiệp văn hóa, hoạt động quản lý văn hóa luôn giữ một vị thế và vai trò hết sức quan trọng. Thực tiễn nhiều năm qua đã chứng minh rằng, hoạt động quản lý văn hóa đã, một mặt, góp phần triển khai các chủ trương, đường lối, chính sách văn hóa của Đảng và Nhà nước, mặt khác, tác động vào quá trình hiện thực hóa mục tiêu, kế hoạch phát triển văn hóa. Và để hoàn tất được vai trò quan trọng này trong những giai đoạn nhất định, công tác quản lý văn hóa phải thực sự nhờ cậy vào một yếu tố sống còn: đội ngũ cán bộ văn hóa nói chung, cán bộ quản lý văn hóa nói riêng.

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở QUẢNG NINH

Nguồn nhân lực (NNL) là yếu tố cơ bản, là điểm cốt yếu nhất của nguồn nội lực, đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) và hội nhập quốc tế. Trong thời đại mới, các lợi thế về số lượng lao động, đất đai, tài nguyên thiên nhiên đã dần được thay bởi trình độ khoa học, trình độ người lao động, khả năng tổ chức quản lý nguồn lao động hợp lý. Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập, bên cạnh sự hợp tác để phát triển, cạnh tranh giữa các quốc gia ngày càng trở nên gay gắt và lợi thế luôn thuộc về các quốc gia có NNL.

SINH HOẠT CA TRÙ TẠI ĐÌNH LỖ HẠNH

Đình Lỗ Hạnh còn có tên gọi là đình Đông Lỗ, thuộc làng Lỗ Hạnh, xã Đông Lỗ, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Đây là ngôi đình cổ có niên hiệu sớm nhất vùng Kinh Bắc xưa - Bắc Giang ngày nay. Với những giá trị văn hóa đặc sắc và nghệ thuật chạm khắc tinh xảo, độc đáo, đình Lỗ Hạnh đã được Bộ Văn hóa (nay là Bộ VHTTDL) xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia năm 1982. Ngày nay, đình Lỗ Hạnh không chỉ gây ấn tượng với khách thập phương bởi vẻ đẹp cổ kính, mà đã trở thành địa chỉ quen thuộc cho những ai yêu thích ca trù, loại hình âm nhạc dân gian độc đáo tưởng chừng đã bị lãng quên.

NÂNG CAO VĂN HÓA PHÁP LUẬT CHO ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC NỮ QUÂN ĐỘI

Phát huy truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, đội ngũ trí thức nữ trong quân đội đã và đang là lực lượng quan trọng góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam. Tiếp tục phát huy vai trò của phụ nữ trong thời kỳ mới, Đại hội XII của Đảng đã chỉ rõ: “Nâng cao trình độ mọi mặt... tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển tài năng... tạo điều kiện và cơ hội để phụ nữ thực hiện tốt vai trò và trách nhiệm của mình trong gia đình và xã hội” (1). Quán triệt và thực hiện quan điểm của Đảng, việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ mọi mặt, trong đó có văn hóa pháp luật cho đội ngũ trí thức nữ trong quân đội là một trong những nội dung quan trọng hàng đầu.

XU HƯỚNG NGHIÊN CỨU VỀ BIẾN ĐỔI VĂN HÓA Ở VIỆT NAM

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, giao lưu văn hóa hiện nay, những công trình nghiên cứu liên quan đến biến đổi văn hóa đã nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Thực tế cho thấy, biến đổi văn hóa đang diễn ra rất đa dạng trong nhiều bối cảnh, điều kiện, hoàn cảnh khác nhau. Việc xác định rõ nội hàm, các yếu tố tác động, biểu hiện, dự báo xu hướng biến đổi… là vấn đề cần được quan tâm, triển khai thực hiện.

THÔNG TIN BIỂN ĐẢO TRONG XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ ĐẤT NƯỚC

Biển đảo ngày càng có vai trò quan trọng về nhiều mặt kinh tế, quân sự, chính trị, văn hóa, xã hội. Nhiệm vụ bảo vệ biển đảo luôn là nhiệm vụ hàng đầu đối với mỗi quốc gia. Từ hàng ngàn năm nay, biển luôn gắn bó và giữ vai trò quan trọng trong quá trình dựng nước và giữ nước của người Việt Nam, đưa dân tộc thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu. Biển, đảo Việt Nam là bộ phận không thể tách rời lãnh thổ Việt Nam. Mục tiêu tổng quát của chiến lược biển Việt Nam là: “đến năm 2020, phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, đảm bảo vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, làm cho đất nước giàu mạnh” (1).

ĐỀN BẮC BỘ TRONG CÁI NHÌN ĐỐI SÁNH

Trong dân gian, mỗi thiết chế tôn giáo, tín ngưỡng đều có chức năng nhất định, trở thành yếu tố không thể thiếu trong đời sống của con người. Nếu như đình thờ thành hoàng, chùa thờ phật, phủ thờ mẫu thì đối tượng thờ của đền không thực sự rõ ràng. Người ta cho rằng, đền xuất hiện sớm hơn các thiết chế thờ tự khác, thờ cúng thần thánh ở phạm vi rộng hơn, có thể là những tính linh, thiên thần, nhân thần… Chính những khó khăn trong việc xác định các thành tố cấu thành dẫn đến sự bỏ ngỏ trong nghiên cứu mô hình thiết chế này. Để đưa ra được những đặc trưng, tiêu chí so sánh cụ thể, bài viết dưới đây đưa ra một số khu biệt giữa đền và đình, chùa, phủ.

MỘT GỢI Ý VỀ VIỆC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG KHÁNG CHIẾN

Các di tích lịch sử cách mạng kháng chiến (DTLSCMKC) là điểm đến khá phổ biến của công chúng và du khách trong thời gian gần đây. Khách tham quan loại hình di tích này có thể là các cựu chiến binh, thân nhân, bạn bè của những người đang sống và đã hy sinh; lớp trẻ muốn tri ân công lao của cha anh; những người yêu hòa bình, nhà nghiên cứu lịch sử muốn đến Việt Nam để thăm, trải nghiệm và suy ngẫm về một thời chiến tranh… Tuy nhiên, các hoạt động của di tích chủ yếu ở lĩnh vực bảo tồn và giáo dục truyền thống thông qua hệ thống đoàn hội ở các trường phổ thông, cao đẳng, đại học. Các quan điểm về bảo tồn và phát huy giá trị di tích chưa được thống nhất. Việc xác định những cơ sở lý luận về bảo tồn và phát huy giá trị di tích, phục vụ phát triển du lịch là việc cần thiết, nhằm hỗ trợ các nhà quản lý trong việc đưa ra các chính sách và chiến lược bảo tồn, phát huy giá trị di tích. Trong phạm vi bài viết này, tôi xin giới thiệu quan điểm của nhà nghiên cứu Peter Howard về tính xác thực của di sản, như một gợi ý về việc bảo tồn và phát huy giá trị các di tích DTLSCMKC.

DẤU ẤN VĂN HÓA PHÁP TRONG KIẾN TRÚC TÔN GIÁO Ở CÙ LAO GIÊNG

Cù lao Giêng nằm giữa sông Tiền, thuộc huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, dài khoảng 12 km, rộng 7 km, có nhiều tên gọi khác nhau như cù lao Đầu Nước, Dinh Châu (1) hay Diên, Riêng, Den, Ven... Người Khơme gọi Koh Teng. Do vậy, chữ Giêng trong cù lao Giêng được giải thích theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, cách giải thích được nhiều nhà nghiên cứu, trong đó có nhà văn Sơn Nam (2), chữ Giêng do nói trại từ chữ doanh (hay dinh với nghĩa là nơi đóng quân) mà ra. Đến thăm Cù lao Giêng, du khách sẽ ấn tượng trước hình ảnh một cù lao khuất nẻo, diện tích hơn 80 km2, hiền hòa nằm giữa dòng sông Tiền mênh mông, với những vườn cây trái xanh tươi và thấp thoáng những kiến trúc cổ đặc sắc.

GÀ, TỪ BIỂU TƯỢNG VĂN HÓA ĐẾN BIỂU TRƯNG NGÔN NGỮ

Từ lâu, gà luôn xuất hiện trong đời sống văn hóa nhiều nước trên thế giới. Từ Đông sang Tây, từ cổ chí kim, gà đã trở thành biểu tượng xuyên văn hóa, mang sức mạnh biểu trưng cho ý niệm đa diện, đa chiều về vũ trụ, thiên nhiên, nhân sinh, tâm linh, nhân tính. Danh xưng gà đã đi vào ngôn ngữ đời sống qua lời ăn, tiếng nói hàng ngày, qua thành ngữ, tục ngữ, ca dao và trở thành hình tượng đặc sắc, sinh động trong nhiều sáng tác văn chương Việt. Qua những giá trị biểu trưng đa dạng của hình tượng gà, có thể nhận thấy đặc tính tư duy, tâm thức văn hóa của tiếng Việt, người Việt và dân tộc Việt.