• Thông tin tư liệu > Tư liệu trong nước

CHẤT LIỆU ĐIÊU KHẮC QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM VỀ ĐỀ TÀI THIẾU NHI

Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam năm 2015 vẫn thu hút được đông đảo đối tượng họa sĩ, nhà điêu khắc tham gia ở các tỉnh thành trong cả nước. Có nhiều đề tài được phản ánh trung thực và được thể hiện bằng ngôn ngữ tạo hình đa dạng, trong đó có hình ảnh thiếu nhi, góp phần tạo nên sự thành công cho triển lãm. Bài viết này đề cập đến những tác phẩm điêu khắc sáng tác về thiếu nhi và nhìn từ góc độ chất liệu, phần nào cho thấy vị trí của chủ đề này trong dòng chảy chung của mỹ thuật Việt Nam hiện nay.

NÂNG CAO VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG LỰC LƯỢNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI

Phát triển văn hóa pháp luật (VHPL) là một quá trình biện chứng không chỉ tuân theo những quy luật khách quan của sự phát triển xã hội, mà còn tuân theo những quy luật đặc thù, nội tại vốn có với cách thức, con đường biện chứng của nó. Từ tiếp nhận giá trị pháp luật đến nội hóa giá trị pháp luật, định hình VHPL trong nhân cách; và từ nội hóa giá trị pháp luật, định hình VHPL trong nhân cách đến hiện thực hóa giá trị pháp luật trong hoạt động thực tiễn, tỏa sáng VHPL, đó chính là con đường biện chứng của quá trình phát triển VHPL của sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam.

QUAN ĐIỂM CỦA ĐẠI HỘI XII VỀ VẤN ĐỀ DÂN CHỦ

Dân chủ xã hội chủ nghĩa là dân chủ của đại đa số nhân dân, gắn với quyền làm chủ của nhân dân trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, được pháp luật bảo đảm, dưới sự lãnh đạo của Đảng; là một hình thức thể hiện quyền tự do, bình đẳng của công dân, xác định nhân dân là chủ thể của quyền lực. Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Vấn đề thực hành dân chủ đã và đang được Đảng quan tâm, đặc biệt có những bước phát triển mới thể hiện trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam.

XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA SƯ PHẠM Ở CÁC TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI

Thực hiện quan điểm của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong quân đội, một trong những vấn đề đặt ra cấp thiết hiện nay là phải đổi mới theo hướng phát triển năng lực sáng tạo của người học. Bởi năng lực sáng tạo là một yếu tố quan trọng trong nhân cách người học viên ở các trường sĩ quan quân đội. Để phát triển năng lực sáng tạo của học viên phải tiến hành đồng bộ nhiều nội dung giải pháp, trong đó xây dựng môi trường văn hóa sư phạm lành mạnh ở các trường sĩ quan quân đội là vấn đề quan trọng hàng đầu.

TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC GIỮ GÌN VĂN HÓA TÀY Ở THÁI NGUYÊN

Tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của đồng bào Tày là vấn đề quan trọng, đóng vai trò cốt lõi trong giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tộc người. Từ đó hình thành ý thức giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của họ một cách chủ động, tích cực và tự giác. Chỉ có như vậy cốt cách và lòng tự tôn dân tộc mới luôn giữ vai trò hạt nhân trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước.

VĂN HÓA VIỆT NAM NHÌN TỪ BỘ TRANH KỸ THUẬT CỦA NGƯỜI AN NAM

Đầu TK XX, người Pháp đã thiết lập được sự cai trị của họ trên xứ Đông Dương, gây ra một cuộc đảo lộn ghê gớm trong xã hội Việt Nam. Không thể không nhắc tới sự thiết lập các đô thị kiểu phương Tây với tầng lớp thị dân và trí thức kiểu mới xuất hiện trong xã hội từ thông ngôn, ký lục, ký giả... cho đến thợ cơ khí, thợ in ấn, những ngành nghề chưa từng xuất hiện trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Giữa bối cảnh của sự đứt gãy văn hóa, sinh hoạt xã hội đã diễn ra một tình trạng lưỡng phân lý thú, nhất là ở vùng đô thị... Cái mới từng bước, từng bước được du nhập, cái cũ còn phù hợp tiếp tục đời sống riêng của nó và cái cũ không còn thích hợp từng bước bị đào thải. Tất cả tồn tại đan xen với nhau, không triệt tiêu nhau mà cùng nhau làm nên một diện mạo mới của văn hóa.

VẤN ĐỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ VĂN HÓA HIỆN NAY

Từ xưa đến nay, trong quá trình hình thành, phát triển sự nghiệp văn hóa, hoạt động quản lý văn hóa luôn giữ một vị thế và vai trò hết sức quan trọng. Thực tiễn nhiều năm qua đã chứng minh rằng, hoạt động quản lý văn hóa đã, một mặt, góp phần triển khai các chủ trương, đường lối, chính sách văn hóa của Đảng và Nhà nước, mặt khác, tác động vào quá trình hiện thực hóa mục tiêu, kế hoạch phát triển văn hóa. Và để hoàn tất được vai trò quan trọng này trong những giai đoạn nhất định, công tác quản lý văn hóa phải thực sự nhờ cậy vào một yếu tố sống còn: đội ngũ cán bộ văn hóa nói chung, cán bộ quản lý văn hóa nói riêng.

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở QUẢNG NINH

Nguồn nhân lực (NNL) là yếu tố cơ bản, là điểm cốt yếu nhất của nguồn nội lực, đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) và hội nhập quốc tế. Trong thời đại mới, các lợi thế về số lượng lao động, đất đai, tài nguyên thiên nhiên đã dần được thay bởi trình độ khoa học, trình độ người lao động, khả năng tổ chức quản lý nguồn lao động hợp lý. Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập, bên cạnh sự hợp tác để phát triển, cạnh tranh giữa các quốc gia ngày càng trở nên gay gắt và lợi thế luôn thuộc về các quốc gia có NNL.