• Xây dựng đời sống văn hóa > Vấn đề - Sự kiện

Lễ hội Hải Thượng Lãn Ông - di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội được coi là nét văn hóa độc đáo lâu đời không thể thiếu của người dân Việt Nam. Theo thống kê, Hà Tĩnh có gần 70 lễ hội với đủ các loại hình. Các lễ hội chủ yếu diễn ra vào mùa xuân. Lễ hội Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác được tổ chức hằng năm vào trung tuần tháng Giêng (âm lịch) đã trở thành một nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân Hương Sơn nói riêng và Hà Tĩnh nói chung nhằm tri ân công đức Đại danh y Lê Hữu Trác.

Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng trao quà tại tỉnh Quảng Trị nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Ngày 4/1/2025, tại Khu công nghiệp Quán Ngang, tỉnh Quảng Trị, Đoàn công tác của Bộ VHTTDL do đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà cho đoàn viên, công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm trong các bài viết, bài phát biểu quan trọng gần đây, đã đề cập đến kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam. Tư tưởng của Tổng Bí thư Tô Lâm đã được Hội nghị lần thứ 10, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII khẳng định là một chủ trương, định hướng mới, có tầm chiến lược phát triển đất nước, có ý nghĩa chính trị to lớn, cần được đưa vào Văn kiện Đại hội XIV, quán triệt sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và tổ chức thực hiện với quyết tâm chính trị cao. Đây là lời hiệu triệu, thúc giục tinh thần hành động, đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm để thực hiện khát vọng xây dựng nước Việt Nam “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Hà Giang nỗ lực thực hiện chính sách dân tộc thiểu số

Hà Giang - nơi biên cương cực Bắc Tổ quốc, có trên 90 vạn người, với 19 dân tộc cùng sinh sống, dân tộc thiểu số chiếm 87,7%, trong đó: dân tộc Mông chiếm 34,4%, Tày chiếm 22,5%, Dao chiếm 14,8%, Kinh chiếm 12,3%, Nùng chiếm 9,5%, còn lại là các dân tộc khác. Có 9 dân tộc còn gặp nhiều khó khăn gồm: Phù Lá, La Chí, Mông, Dao, Tày, Nùng, Sán Chay, Giấy, Mường và 5 dân tộc còn có khó khăn đặc thù (có số dân dưới 10.000 người) gồm: Pu Péo, Bố Y, Cờ Lao, Lô Lô, Pà Thẻn. Đồng bào dân tộc thiểu số chủ yếu sinh sống ở vùng đặc biệt khó khăn, vùng núi cao, địa hình bị chia cắt, độ dốc lớn, khí hậu khắc nghiệt, thiếu đất sản xuất, thiếu nước sinh hoạt. Trong những năm qua, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số được quan tâm, đầu tư hỗ trợ toàn diện, đời sống người dân luôn được cải thiện, hạ tầng cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều thay đổi tích cực.

Trải nghiệm lễ Mừng lúa mới dưới chân núi Chư Đang Ya

Nhân ngày hội tôn vinh hoa dã quỳ, tôi đến thăm làng La Gri (thuộc địa phận xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai). Thời điểm từ tháng 10 đến tháng 11, ngôi làng nằm dưới chân núi Chư Đang Ya hùng vĩ, thơ mộng đang vào độ đẹp nhất trong năm được nhuộm vàng bởi từng khóm hoa quỳ vàng trong hanh hao nắng.

Lan tỏa khúc hát Then xứ Lạng

Liên hoan nghệ thuật hát Then các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII-năm 2024 do Bộ VHTTDL tổ chức tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) vừa qua đã mang lại nhiều dấu ấn tốt đẹp. Đặc biệt, với màn trình diễn hát Then của các nghệ nhân, diễn viên đến từ 14 tỉnh, thành phố đã cuốn hút đông đảo du khách. Nằm trong số đó, phần trình diễn Then của đoàn nghệ nhân, diễn viên đến từ tỉnh Lạng Sơn đã để lại ấn tượng trong lòng người xem.

Xây dựng môi trường văn hóa cơ sở ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế

Xây dựng môi trường văn hóa cơ sở trong đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi là giải pháp mang tính bền vững, lâu dài, nhằm củng cố và phát huy những giá trị tinh hoa văn hóa các dân tộc, tiếp thu, nâng cao những thành tựu văn hóa hiện có, trên cơ sở đó từng bước xây dựng đời sống văn hóa tiến bộ, văn minh, phát huy tối đa sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, góp phần vào sự phát triển chung của quê hương, đất nước.

Phát huy nguồn lực từ các lễ hội truyền thống trong phát triển du lịch cộng đồng tại các địa phương

Văn kiện Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng định: “Lấy giá trị văn hóa, con người Việt Nam là nền tảng, sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững”. Trong những năm qua, di sản văn hóa đang ngày càng khẳng định vai trò là nguồn lực dồi dào cho tăng trưởng kinh tế và là điểm tựa vững chắc cho đời sống tinh thần, đồng thời là môi trường nuôi dưỡng và làm giàu bản sắc văn hóa, đa dạng văn hóa. Trong đó, phát huy nguồn lực từ các lễ hội truyền thống trong phát triển du lịch cộng đồng ở các địa phương cần phải được đẩy mạnh, đó là một trong những sinh kế bền vững cho người dân và phù hợp với xu thế phát triển và hội nhập.

Độc đáo nghề làm gốm truyền thống của người M’Nông

Hình ảnh những người dân tộc M’Nông đến từ buôn Dơng Bắk (thuộc xã Yang Tâo, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) phô diễn quá trình chế tác chiếc bình gốm bằng đất sét tại sự kiện Ngày hội Du lịch thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 20 khiến cho du khách vô cùng thích thú và ấn tượng.

Hòa Bình đẩy mạnh bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc

Trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 11/10/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá các dân tộc tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, nhận thức của các cấp ủy, chính quyền và hệ thống chính trị về vị trí, vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc trên địa bàn tỉnh đã có sự chuyển biến tích cực. Các cấp ủy, chính quyền đã ban hành nhiều văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết 04-NQ/TU gắn với thực hiện công tác quy hoạch, quản lý di sản trên địa bàn; thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện tại địa phương, đơn vị. Đến hết tháng 9 năm 2024, trong 10 chỉ tiêu của của Nghị quyết 04-NQ/TU, đã có 3 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra đến năm 2025. Điển hình là có 70% di sản văn hóa phi vật thể của các dân tộc tỉnh Hòa Bình nằm trong danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được bảo tồn và phát huy, vượt 20% so Nghị quyết đề ra. Việc triển khai công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc trên địa bàn tỉnh đã huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân.

Festival “Về miền Ví, Giặm - Kết nối tinh hoa di sản”

Từ ngày 27/11 đến ngày 30/11/2024, tại thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với tỉnh Nghệ An tổ chức Festival “Về miền Ví, Giặm – Kết nối tinh hoa di sản” với nhiều hoạt động ý nghĩa nhân kỷ niệm 10 năm Dân ca Ví, Giặm được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.