• Diễn đàn văn hóa > Vấn đề sự kiện

Giá trị văn hóa quân sự Việt Nam tỏa sáng trong Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975

Tóm tắt: Chiến dịch Hồ Chí Minh là chiến dịch cuối cùng của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam trong Cuộc Tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975. Chiến dịch diễn ra trong khoảng thời gian không dài (từ ngày 26 đến ngày 30-4-1975), nhưng có ý nghĩa vô cùng to lớn: Nhân dân Việt Nam đã thực hiện trọn vẹn tư tưởng chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”; kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, thống nhất Tổ quốc và đưa cả nước vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Nửa thế kỷ đã trôi qua, Chiến dịch Hồ Chí Minh vẫn là đỉnh cao thắng lợi của chiến tranh cách mạng, đi vào lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam như những trang vàng chói lọi nhất. Quyết định mở Chiến dịch Hồ Chí Minh đã thể hiện tầm nhìn chiến lược và nghệ thuật kết thúc cuộc chiến tranh của Đảng, Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng Tư lệnh; đồng thời, là sự kết tinh và tỏa sáng những giá trị văn hóa quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam qua hàng ngàn năm lịch sử. Bài viết phân tích những giá trị văn hóa quân sự Việt Nam đã kết tinh, tỏa sáng trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử năm 1975.

Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một

Tạp chí điện tử Văn hóa Nghệ thuật trân trọng giới thiệu bài viết: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một” của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

Hành trình sáng tạo của dân tộc: 50 năm văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày đất nước thống nhất

Năm 2025, đất nước kỷ niệm tròn 50 năm thống nhất – một cột mốc lịch sử không chỉ đáng nhớ trong tiến trình dựng xây và bảo vệ Tổ quốc, mà còn là dịp đặc biệt để nhìn lại chặng đường nửa thế kỷ của văn học, nghệ thuật Việt Nam: một dòng chảy bền bỉ, sâu lắng, gắn bó máu thịt với từng bước chuyển mình của dân tộc.

Sáp nhập các đơn vị hành chính và cơ hội đối với sự phát triển văn hóa của đất nước

Sáp nhập các đơn vị hành chính không chỉ là một bước đi nhằm tinh gọn bộ máy quản lý, mà còn mở ra những cơ hội lớn để thúc đẩy sự phát triển văn hóa bền vững. Khi ranh giới hành chính được sắp xếp lại, nguồn lực đầu tư cho văn hóa – nghệ thuật có thể được tối ưu hóa, tạo điều kiện xây dựng những trung tâm văn hóa quy mô hơn, nâng cao chất lượng bảo tồn di sản, và khuyến khích giao thoa văn hóa giữa các địa phương. Nếu được thực hiện đúng hướng, đây không chỉ là bài toán quản lý, mà còn là động lực để văn hóa Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ hội nhập.

Phát triển công nghiệp văn hóa theo Nghị quyết số 57-NQ/TW: Động lực từ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Đây không chỉ là kim chỉ nam cho sự phát triển của nền kinh tế tri thức, mà còn mở ra cơ hội to lớn cho các ngành công nghiệp văn hóa – một lĩnh vực đầy tiềm năng trong chiến lược phát triển bền vững của đất nước.

Rạng rỡ Việt Nam

Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 – 3/2/2025), Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm đã có bài viết “Rạng rỡ Việt Nam”. Tạp chí điện tử Văn hóa Nghệ thuật trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.

Dấu ấn nổi bật của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024: Bước khởi đầu quan trọng trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Văn hóa đang trở thành động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Năm 2024, ngành VHTTDL đã có những bước tiến đáng kể trong việc xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Với những đổi mới sáng tạo trong phương thức lãnh đạo, quản lý và phát triển, ngành VHTTDL đã tạo ra những đột phá mới trong việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Năm 2024 đánh dấu một giai đoạn phát triển mạnh mẽ của ngành, với nhiều hoạt động thiết thực và hiệu quả.

Dấu ấn hoàn thiện thể chế của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024

Tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh thể chế là “điểm nghẽn” của “điểm nghẽn”, đã khẳng định một thực tế không thể phủ nhận: việc hoàn thiện thể chế là yếu tố quyết định cho sự phát triển bền vững, đặc biệt trong lĩnh vực văn hóa. Trong kỷ nguyên hội nhập sâu rộng, văn hóa không chỉ là nền tảng tinh thần của xã hội mà còn là động lực nội sinh, sức mạnh mềm để Việt Nam khẳng định vị thế trên trường quốc tế. 

Những giá trị truyền thống tốt đẹp của Quân đội nhân dân Việt Nam

Quân đội nhân dân Việt Nam (tiền thân là Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân) do Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức, giáo dục và rèn luyện; là quân đội kiểu mới mang bản chất của giai cấp công nhân Việt Nam, tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc. Trải qua 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, quân đội luôn giữ vai trò nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân, cùng toàn Đảng, toàn dân lập nên nhiều kỳ tích vẻ vang, đưa đất nước đến với kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Bài viết đề cập đến những thành tựu to lớn và những giá trị truyền thống tốt đẹp của Quân đội nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, sự đùm bọc, giúp đỡ của nhân dân và có sự kết tinh những giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc.

Nâng cao vị thế danh hiệu nghệ sĩ ưu tú, nghệ sĩ nhân dân trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Nghệ sĩ đóng vai trò rất lớn trong việc đưa nền văn hóa - nghệ thuật nước nhà bước vào thời đại mới, thời đại sánh vai với bạn bè năm châu. Chính vì vậy, bản thân những người hoạt động nghiêm túc, có nhiều đóng góp lớn lao cũng đã nhận được sự vinh danh từ phía Nhà nước, bằng việc phong tặng các danh hiệu cao quý.