"Châu về Hợp Phố"

Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, Góc sân và khoảng trời là một thi tập nổi tiếng. Nổi tiếng bởi nó gắn liền với tên tuổi “thần đồng thơ” Trần Đăng Khoa một thuở. Và cùng với tên tuổi “thần đồng thơ” Trần Đăng Khoa, nó còn mang trong mình những con số ấn tượng khác…

Nhà thơ Trần Đăng Khoa trò chuyện cùng cô Nguyễn Thị Thanh Xuân

 

Thật vậy, tập thơ Góc sân và khoảng trời được Ty Giáo dc Hi Hưng xut bn ln đầu tiên năm 1968, số lượng in ra tới 200.150 bản gồm 52 bài thơ, khi tác gi ca nó mi 10 tui, đang là hc sinh Trường Cấp 1 Quốc Tuấn (tập thơ ban đầu có tên là Từ góc sân nhà em, sau nhiều lần tái bản và chỉnh sửa thì có tên gọi chính thức Góc sân khong tri) đã để li ni kinh ngc ln nim cm phc. Năm 1973, thi tập tiếp tục ra mắt bạn đọc với 50.300 bản, 63 bài thơ cùng li gii thiu trang trng ca nhà thơ ln Xuân Diu. Đến nay, sau gn 60 năm đồng hành cùng nn văn hc dân tc, thi tp đã có hơn 160 ln tái bn, được dch ra hơn 40 th tiếng (chc chn, đây chưa phi con s cui cùng). Chúng tôi chưa dám chc đó đã là k lc chưa song qu thc, hiếm có tác phm văn hc nào ta đạt đến tm c y. Góc sân và khoảng trời cũng là tp thơ hin có nhiu bài được đưa vào giảng dạy trong chương trình giáo dục bậc Tiểu học: 9 bài. Những thi phẩm như ÒÓO..., Mưa, Cây da, Trăng ơit đâu đến, Đêm Côn Sơn, Ht go làng ta, Đất tri sáng lm hôm nay… đều cho thấy mỹ cảm văn chương dồi dào, một khả năng quan sát tinh tế, trí tưởng tượng bay bổng, ngôn ngữ thì phong phú, giàu có vượt trội so với các bạn cùng tuổi. Bên cạnh vẻ đẹp văn chương, người ta có thể tìm trong thơ Trần Đăng Khoa tình cảm yêu kính lãnh tụ; tình yêu gia đình, quê hương, đất nước, bạn bè; yêu thiên nhiên, loài vật; bức tranh nông dân và nông thôn Việt Nam của một “thời chưa xa, người chưa cũ”… Nói thế để thấy giá trị, sức sống lâu dài của một thi tập. Chả thế mà sau khi tập thơ ra mắt bạn đọc, biết bao người đã về tận vùng quê Nam Sách, Hải Dương để “xem mặt bé Khoa”, nom nhân tướng học một tài năng thi ca đương tuổi thiếu niên lúc bấy giờ: nào đường chỉ tay, nào mặt mũi, vòng xoáy trên đầu… Họ muốn mục sở thị xem hình hài Trần Đăng Khoa thế nào, có gì đặc biệt hay đáng coi là dị tướng không mà thơ hay đến thế? Có cả hãng phim truyền hình Pháp (đạo diễn Gérard Guillaume) còn không quản bom đạn, đường đất đi lại khó khăn, phương tiện giao thông thời chiến gặp nhiều bất cập để làm nên phóng sự Le petit monde de Khoa (Thế giới nhỏ của Khoa).

Là người ám ảnh bởi câu nói “Mọi luận điểm đều qua đi còn tư liệu thì ở lại”, tôi hay quan tâm đến tư liệu về tác giả - tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại. Có lần tôi hỏi nhà thơ Trần Đăng Khoa về cái gọi là “thủ bút”, “bản thảo viết tay”, “bản lai diện mục” của tập Góc sân và khoảng trời thì được anh cho biết nó không còn. Hỏi thêm về khoảng thời gian thi tập bị mất và nguyên nhân mất (?), anh cũng lắc đầu! Tôi đã nghĩ “thế là hết manh mối” khi được chính “người trong cuộc” cho biết điều này!

Thi tập được viết trên giấy nứa

 

Ngày 30/3/2025 vừa qua, tôi và một anh bạn ký giả trẻ tới thăm tư gia cố PGS Sử học Chương Thâu nhân chuyện ký giả này được GS Nguyễn Đình Chú nhờ đến thắp hương cho người bạn vong niên vì ông mới có bài tưởng niệm nhà “Phan Bội Châu học” trên tờ Văn nghệ Công an (GS Chú tuổi cao không đến được). Trò chuyện với cô Nguyễn Thị Thanh Xuân - phu nhân PGS Thâu, chúng tôi được biết: cô Xuân (vốn giáo viên dạy văn) đồng niên và rất thân thiết với nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Tú - tác gi ca nhng Đất làng, Ht mùa sau, Ảo ảnh trắng... Biết bạn mình là giáo viên Văn, hay sưu tầm các tập thơ để có thêm tư liệu phục vụ cho việc giảng dạy, cách đây my mươi năm, nhà văn Ngc Tú có trao cho cô Xuân tập bản thảo viết tay những bài thơ của Trần Đăng Khoa sáng tác trong hai năm 1966-1967. Tập bản thảo này, trước đó nhà văn Ngọc Tú được thi nhân đàn anh Xuân Diệu tặng. Sinh thời, PGS Chương Thâu do làm công tác tư liệu nên cất giữ rất cẩn thận. Ông từng có ao ước và nhắn qua một vài người rằng muốn mời nhà thơ “thần đồng” năm xưa ti tư gia chơi và trao li cho “thng cu Khoa” k vt vô giá ca nhng năm tháng u thơ. Không biết mt vài người y chuyn li mi như thế nào hay nhà thơ ca chúng ta gia bn b công vic nên quên mt, không thy ti. Nay, ông đã thành người thiên cổ, còn cô Xuân cũng 84 tui, vn mong được trao li cho nhà thơ tp bn tho viết tay này - mt “di sn b mt mát” .

Tiếp nhận thông tin từ cô Xuân, ngay tối hôm đó, tôi đã gọi điện qua zalo để thông báo cho nhà thơ biết. Ban đầu, anh có vẻ “nửa tin nửa ngờ” nhưng khi được tôi gửi cho vài tấm hình chụp thì anh nhận ra ngay nét chữ của mình và khẳng định đó là hiện vật vô giá. Anh cũng cho biết: ở thời điểm hiện tại, anh không còn giữ được tập bản thảo viết tay nào thời thơ ấu.

Một vài lần xuất bản sau này của tập thơ Góc sân và khoảng trời

 

19h tối ngày 6/4/2025, tôi lại qua nhà cố PGS Chương Thâu, thông tin với cô Xuân (phu nhân PGS) rằng đã kết nối với nhà thơ và trực tiếp gọi điện cho Trần Đăng Khoa để anh trao đổi với gia chủ. Do có việc đã lên kế hoạch từ trước cho dịp nghỉ giỗ Tổ, đến 11h trưa ngày 8/4 (11 tháng ba âm), nhà thơ mới nhận lại món quà quý là thi tập của mình. Nhìn thi tập có kích cỡ chưa bằng bàn tay người lớn, chất liệu giấy nứa đã ngả màu thời gian, sờn gáy, quăn mép…, Trần Đăng Khoa thực sự xúc động, tay anh run run vì nó là những bài thơ đầu tiên, cũng là bản chép tay duy nhất của anh gần 60 năm trước. Tập thơ ngày ấy còn kha khá li chính tả, nhiu câu chưa được biên tp; có câu còn bê nguyên thổ âm nói ngọng l/n của một vùng đất… song nó thực sự là hiện vật độc bản, không gì có thể thay thế. Chưa nói đến, bên cạnh những thi phẩm nổi tiếng từng được đông đảo bn đọc biết đến, còn 20 bài thơ chưa tng công bố. Không còn nghi ng gì na, châu đã v Hp Ph!

Điu thú vđến thi đim hin ti, sau khi đã nhn li bn tho đầu tiên ca tp Góc sân và khoảng trời nhà thơ Trần Đăng Khoa vẫn băn khoăn nỗi: không hiểu sao thi nhân Xuân Diệu lại có nó và tặng cho nữ văn sĩ Ngọc Tú? Tôi thử đưa ra giả thiết: “Hay năm xưa anh gửi tập thơ về Báo Văn nghệ, khi ông Xuân Diệu chọn những bài hay đem in và giới thiệu với bạn đọc, cũng là lúc tập bản thảo đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử nên Xuân Diệu giữ lại cho mình rồi đem tặng?” thì anh bảo: anh không tặng Xuân Diệu tập thơ này. Sinh thời, Xuân Diệu có 3 lần về nhà anh và hai chú cháu vẫn thư từ trao đổi nhưng anh chỉ gửi riêng lẻ từng bài thơ chứ không gửi cả tập. Làm sao Xuân Diệu có tập thơ này trong tay hay ai đã đưa cho nhà thơ? Quả là vẫn còn những bí ẩn cần tìm lời giải đáp. Có điều, đó là chuyện của tương lai, còn hiện tại chúng ta hãy chia vui với nhà thơ Trần Đăng Khoa vì anh đã nhận lại được bản thảo viết tay ban đầu của thi tập Góc sân và khoảng trời sau gần 60 năm! Nó rt có ý nghĩa đề các nhà nghiên cu, bn đọc hiu thêm v mt con đường thi ca; quá trình hình thành nhân sinh quan, thế gii quan, phong cách và thế gii ngh thut ca mt nhà thơ!  

Nhà thơ Trần Đăng Khoa xúc động nhìn lại tập thơ. Ảnh: Đức Huy

 

PHẠM VÕ THANH HÀ

Nguồn: Tạp chí VHNT số 604, tháng 4-2025

;