• Văn hóa > Cổ truyền

Những biến điệu trong hình lân trên nắp đỉnh đồng của một số bộ đồ thờ vùng Bắc Bộ từ thế kỷ XIX đến nay

Tượng lân trên các đỉnh trầm là con vật trang trí, đồng thời là núm cầm dùng để mở các nắp đỉnh khi muốn đưa trầm vào đốt, tạo mùi thơm thiêng, sạch và cao quý cho các ban thờ. Lân nằm trong bộ tứ linh đã đi vào nghệ thuật trang trí của người Việt cùng với rồng, phượng và rùa. Lân là một trong số các con vật huyền thoại, tượng lân trên nắp đỉnh trầm có khá nhiều biến điệu trong tạo dáng và trang trí. Trong bài viết này, chúng tôi muốn thông qua việc phân tích đặc điểm tạo hình tượng lân trên nắp một số đỉnh trầm để lý giải về hình thái, đặc điểm biểu đạt của một số bộ đồ thờ qua ba giai đoạn lịch sử một cách rõ nét nhất.

Khau cút - biểu tượng văn hóa độc đáo của dân tộc Thái

Sinh sống trên địa bàn Tây Bắc, có rất nhiều cộng đồng dân tộc anh em như: Tày, Lào, Khơ-mú, Xinh Mun, Cống, Thái..., có tập quán ở nhà sàn. Tuy nhiên, chỉ người Thái mới sử dụng hình ảnh khau cút để trang trí trên mái nhà. Hai đặc điểm để nhận diện, phân biệt nhà sàn người Thái với nhà sàn của cộng đồng dân tộc khác là ở bộ phận cầu thang và khau cút. Riêng khau cút, biểu tượng được đặt ở hai chỏm đầu đốc nhà sàn chứa đựng những nét đẹp, ý nghĩa văn hóa trong đời sống cộng đồng dân tộc Thái.

Công tác quản lý di tích quốc gia chùa Thanh Mai (Hải Dương)

Di tích quốc gia chùa Thanh Mai thuộc địa phận xã Hoàng Hoa Thám, TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương, là chốn tổ, đại danh lam cổ tự của Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử, gắn với hành trạng của Đệ nhị tổ Phật giáo Trúc Lâm, Pháp Loa tôn giả. Chùa được xây dựng vào thời Trần. Trải qua các triều đại lịch sử, Tùng lâm chốn tổ Thanh Mai nhiều lần được trùng tu, tôn tạo, mở mang cảnh sắc thiền tự, dựng tháp, lập bia. Với giá trị tâm linh, thắng cảnh tự nhiên, trong những năm gần đây, di tích chùa Thanh Mai đã, đang thu hút ngày càng đông tín đồ phật tử, khách du lịch về chiêm bái, vãn cảnh, khám phá, trải nghiệm, thực hiện nhu cầu tín ngưỡng, tâm linh. Hiện nay, vùng văn hóa Phật giáo Trúc Lâm thời Trần, gồm chùa Thanh Mai, Côn Sơn - Kiếp Bạc, Yên Tử, Quỳnh Lâm, Vĩnh Nghiêm đang được hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Tín ngưỡng thờ Nguyễn Trung Trực trong đời sống văn hóa cư dân vùng Nam sông Hậu

Trong lịch sử Việt Nam, giai đoạn nửa cuối TK XIX, Nam Bộ là nơi ghi dấu đậm nhất về phong trào yêu nước chống thực dân Pháp xâm lược. Mảnh đất có những con người kiên trung với một ý chí bất diệt thà hy sinh tất cả, quyết không làm nô lệ đã được lịch sử và nhân dân mãi ghi nhớ, kính yêu và tôn thờ. Những danh tướng kiệt xuất, mãi mãi đi vào lịch sử có thể kể đến: Bình Tây Đại nguyên soái Trương Định, Đốc Binh Kiều, Thủ Khoa Huân, Nguyễn Trung Trực... Trong đó, anh hùng Nguyễn Trung Trực được nhân dân Nam Bộ tôn kính, thờ phụng như một vị thần chủ trong nhiều đình, đền, miếu, thậm chí tại gia.

Xòe cổ trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng của người Tày ở Tuyên Quang

Múa sinh hoạt là hình thức vận động, kết hợp nhiều yếu tố: nghe - nhìn - nhảy - múa - ca hát, tất cả làm cho con người thêm nhanh nhẹn, hoạt bát, đồng thời góp phần giáo dục ý thức thẩm mỹ lành mạnh, tiến bộ cho mỗi cá nhân trong cộng đồng. Những màn múa, điệu múa trong sinh hoạt của người Tày nói chung và người Tày tỉnh Tuyên Quang nói riêng có sự tham gia của đông đảo dân bản địa, mang lại niềm vui và sự thỏa mãn cho người múa. Điều đó, được thể hiện rõ nhất qua các màn xòe.

Hindu và Phật giáo trong lịch sử văn hóa Indonesia

Indonesia là quần đảo lớn ở khu vực Đông Nam Á, có quá trình phát triển văn hóa hải đảo lâu đời. Cho đến nay, sự ảnh hưởng của các nền văn hóa lớn trên thế giới đã có tác động mạnh mẽ đối với văn hóa của cư dân ở đây. Trong đó, sự xuất hiện và phát triển văn hóa Ấn Độ có tác động sâu sắc đối với sự hình thành nền văn hóa. Từ góc nhìn lịch sử, chúng tôi tập trung làm rõ những con đường di chuyển của Hindu và Phật giáo ở quần đảo người Malay, sự xuất hiện ban đầu của cộng đồng người Hindu ở Indonesia, chỉ ra sự thâm nhập và ảnh hưởng của các giá trị văn hóa Ấn Độ giáo đến văn hóa bản địa Indonesia.

Bảo vệ và phát huy giá trị nghệ thuật Xòe Thái trong xã hội đương đại

Trong hai ngày 4 và 5-10-2019, tại Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam, Viện Văn hóa Nghệ Thuật Quốc gia Việt Nam đã phối hợp cùng Sở VHTTDL các tỉnh: Yên Bái, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La tổ chức Hội thảo quốc tế Bảo vệ và phát huy giá trị nghệ thuật xòe Thái trong xã hội đương đại. Hội thảo thu hút hơn 100 chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà quản lý, nghệ nhân… trong và ngoài nước tham gia; nội dung các tham luận chủ yếu tập trung vào những vấn đề về quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị của nghệ thuật xòe Thái trong bối cảnh mới.

Nghề dệt thổ cẩm của người H' rê ở huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi

Nghề dệt thổ cẩm là một trong những nét văn hóa điển hình và mang bản sắc dân tộc độc đáo của người H’rê. Hiện nay, nghề dệt thổ cẩm của người H’rê ở huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi vẫn đang được gìn giữ, bảo vệ trong cộng đồng, tuy nhiên quy mô phát triển nghề còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa tập trung. Bài viết nghiên cứu về hiện trạng nghề dệt thổ cẩm của người H’rê ở thôn làng Teng, xã Ba Thành, như một trường hợp tiêu biểu cho nghề dệt ở huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi, đồng thời đưa ra một số gợi ý về mặt giải pháp, khuyến nghị để giúp nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người H’rê ở Ba Tơ, Quảng Ngãi tiếp tục được giữ gìn và phát triển.

Văn hóa Chăm trong bức tranh văn hóa Việt Nam hiện nay

Người Chăm ở Việt Nam cư trú tại 56/63 tỉnh, thành phố, tập trung chủ yếu tại các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Yên, An Giang, TP.HCM… (1). Họ có vốn văn hóa lâu đời, đa dạng, thể hiện trong nhiều lĩnh vực, từ tôn giáo, tín ngưỡng đến các loại hình nghệ thuật. Sự độc đáo trong văn hóa của người Chăm góp phần tô điểm cho bức tranh nhiều màu sắc của văn hóa Việt Nam.

Nghi lễ vòng đời của người Si La, nhìn từ lý thuyết nghi lễ chuyển tiếp

Con người luôn luôn cần phải có những nghi lễ để đánh dấu vị thế của mình trong bất cứ hoàn cảnh, điều kiện, môi trường nào. Nghi lễ chuyển tiếp là một loại hình sinh hoạt văn hóa được thực hiện nhằm đánh dấu sự chuyển đổi vị thế của con người trong xã hội, từ một giai đoạn sống này, sự kiện này sang một giai đoạn sống khác, sự kiện khác. Được tiến hành như một sự tiếp nhận khi một cá nhân được chuyển từ vị thế xã hội này sang vị thế xã hội khác, nghi lễ chuyển tiếp được đánh dấu bởi những giai đoạn rời bỏ, chuyển tiếp và tái hội nhập (1). Trong bài viết này, chúng tôi dựa trên lý thuyết về nghi lễ chuyển tiếp của Arnold Van Gennep để tiếp cận đặc trưng văn hóa của người Si La ở huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu qua các ứng xử và thực hành nghi lễ vòng đời người (2).