• Văn hóa > Di sản

Tôn vinh nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể - từ quan điểm của UNESCO đến chính sách của Việt Nam

Việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế trên lĩnh vực văn hóa là một hành trình đầy nỗ lực của Chính phủ, ngành Văn hóa và các cơ quan hữu quan trong việc giới thiệu những giá trị văn hóa Việt Nam đến với bạn bè quốc tế cũng như tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Trở thành thành viên của UNESCO (Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hiệp quốc) cũng như tích cực tham gia thực hiện các công ước, chương trình, nghị quyết về văn hóa của tổ chức này cũng là cách thức để Việt Nam hội nhập với thế giới, chia sẻ những giá trị chung toàn cầu và phát huy sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam trên trường quốc tế. Trên cơ sở những tuyên bố của UNESCO, các quốc gia thành viên, trong đó có Việt Nam, đã có nhiều sáng kiến, nhiều cách làm cụ thể để giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của các dân tộc. Trong đó, chính sách đối với nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể (VHPVT) là một minh chứng.

Lý thuyết và vai trò của các bên liên quan trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản

Mô hình quản lý di sản ở Việt Nam hiện nay đã cho thấy vai trò của Nhà nước và các bên liên quan (CBLQ) trong những vấn đề về di sản văn hóa. Trong đó, Nhà nước đóng vai trò chỉ đạo, định hướng; cộng đồng đóng vai trò chủ động thực hiện, cả hai được xem là nhân tố quyết định trong công tác bảo tồn di sản. Nhà nghiên cứu, cơ quan truyền thông có nhiều đóng góp trong việc đánh giá giá trị của di sản (diễn ngôn có thẩm quyền về di sản) và phổ biến, khẳng định những giá trị này đến với công chúng. Để cân bằng giữa bảo tồn và phát triển, tất cả CBLQ đều có vai trò quan trọng. Từ một số trường hợp nghiên cứu cụ thể, bài viết làm rõ sự tham gia của CBLQ cũng như những vấn đề nảy sinh từ lý thuyết đến thực tiễn.

Giá trị của Khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh, tỉnh Thanh Hóa

Khu di tích Lam Kinh nằm trên địa bàn hành chính của thị trấn Lam Sơn, xã Xuân Lam (Thọ Xuân) và xã Kiên Thọ (Ngọc Lặc), tỉnh Thanh Hóa. Được khởi dựng từ những thập kỷ đầu TK XV và xây dựng rầm rộ vào TK XVI, XVII, Lam Kinh được xem như là một Tây Kinh, song hành cùng Đông Kinh - trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của đất nước dưới thời Lê. Di tích Lam Kinh bao gồm nhiều hạng mục công trình kiến trúc phục vụ chức năng tín ngưỡng, tri ân tổ tiên nhà Lê, là nơi an nghỉ của các vua và hoàng hậu nhà Hậu Lê, với hệ thống cảnh quan tạo ra sự hài hòa trong một không gian kiến trúc gắn bó mật thiết với thiên nhiên. Với những giá trị nổi bật, năm 2013, Khu di tích Lam Kinh đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt.

Cụm văn bia chùa Đại Bi (Thái Bình)

Chùa Đại Bi, thôn An Lạc, xã Mê Linh, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình là danh lam cổ tích, được UBND tỉnh Thái Bình xếp hạng di tích cấp tỉnh, năm 2003. Chùa hiện có nhiều di vật quý, trong đó có cụm bia đá. Trong khi phần lớn bia đá ở các địa phương tỉnh Thái Bình bị hủy hoại thì ngược lại, bia đá ở chùa này được giữ gìn khá tốt. Cả thảy có 8 bia đá, trong đó có 6 bia được dựng vào TK XVI, 2 bia được dựng vào TK XVII. Trong hoàn cảnh các nguồn tư liệu thư tịch cổ về ngôi chùa cũng như địa phương đều không còn, có thể nói tư liệu văn bia này càng thêm phần quý giá. Bài viết giới thiệu khái quát về những bia đá này và giá trị thông tin tư liệu văn bia phản ánh về lịch sử và sự kiện liên quan đến ngôi chùa trong lịch sử cũng như vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị kho tàng di sản bi ký này.

Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Lễ hội đền Cuông, Nghệ An

Đền Cuông là ngôi đền thờ An Dương Vương Thục Phán được nhân dân xây dựng, tọa lạc tại núi Mộ Dạ, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Đền Cuông được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia vào ngày 21-2-1975. Ngày nay, vào các ngày từ 12 đến 16-2 âm lịch hằng năm, nhân dân thường tổ chức lễ hội đền Cuông với nhiều hoạt động văn hóa đa dạng và phong phú, thu hút đông đảo du khách đến tham quan và lễ bái.

Tiếp biến văn hóa trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ ở Thành phố Hồ Chí Minh

Ra đời trên cơ sở của tục thờ nữ thần, tín ngưỡng thờ Mẫu Tam, Tứ phủ đã trở thành một loại hình tín ngưỡng độc đáo mang những nét đặc sắc riêng của văn hóa Việt Nam. Từ cái nôi đồng bằng Bắc Bộ, tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ từ rất sớm đã có mặt ở Trung Bộ và Nam Bộ. Nếu tính theo thời gian xây dựng có thể thấy tín ngưỡng thờ Mẫu Tam, Tứ phủ có mặt ở TP.HCM từ đầu TK XIX (đình Bình Hòa, quận Bình Thạnh). Trong quá trình hình thành và phát triển trên vùng đất mới, người Việt Bắc Bộ ở TP.HCM đã nhanh chóng thích nghi, tiếp xúc và biến đổi tín ngưỡng của mình cho phù hợp với văn hóa bản địa. Điều này đã tạo ra một nét riêng độc đáo cho tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ ở TP.HCM so với Bắc Bộ và Trung Bộ. Bài viết tập trung vào quá trình tiếp biến văn hóa trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam, Tứ phủ của người Việt Bắc Bộ ở TP.HCM, trong đó tập trung vào việc xây dựng, bài trí đền, điện thờ Mẫu Tam, Tứ phủ và trong hoạt động thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu.

Hoạt động quản lý văn hóa đối với di sản văn hóa phi vật thể (trường hợp thực hành thờ Mẫu Tam phủ của người Việt)

Di sản văn hóa phi vật thể (DSVHPVT) là những biểu đạt văn hóa không chạm vào được, mà chỉ có thể cảm nhận thông qua thực hành. Vấn đề quản lý nhằm bảo vệ DSVHPVT có hiệu quả với sự tham gia chủ động, tích cực của cộng đồng được chú trọng từ khi Công ước 2003 về bảo vệ DSVHPVT ra đời. Nói đến quản lý di sản, chúng ta thường đề cập tới quản lý nhà nước, trong khi đó vai trò của cộng đồng ít được bàn đến. Quản lý văn hóa (QLVH) được xác định rộng hơn, bao trùm quản lý nhà nước về văn hóa với sự tham gia của toàn thể xã hội, các bên liên quan, cộng đồng cá nhân. Bài viết tập trung nhận diện một số hoạt động QLVH với di sản văn hóa phi vật thể thực hành thờ Mẫu Tam phủ của người Việt dựa trên những điều khoản về quản lý của Luật Di sản Văn hóa (DSVH) và sự tham gia của cộng đồng, chủ thể của di sản và cơ sở thực trạng quản lý của di sản này trong thực tiễn ngày nay.

Công tác bảo tồn và phát huy hát xoan làng Phù Đức hiện nay

Làng Phù Đức thuộc xã Kim Đức, huyện Phù Ninh, nay thuộc thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Nơi đây được biết đến là một trong bốn phường xoan gốc, nơi khởi thủy của loại hình dân ca độc đáo này. Trải qua thời gian, hát xoan đã trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân vùng đất Tổ. Trong bối cảnh hiện nay, để bảo tồn và phát huy giá trị của hát xoan, nghệ nhân các phường xoan đang tích cực biểu diễn và truyền dạy những câu hát bình dị nhưng có sức sống bền bỉ và sự lan tỏa mãnh liệt.

Công tác quản lý di tích ở Hiệp Hòa (Bắc Giang)

Huyện Hiệp Hòa là nơi có vị trí quan trọng cho các hoạt động quốc phòng, an ninh, là cửa ngõ, phên dậu án ngữ hai vùng chiến lược trọng yếu giữa châu thổ sông Hồng với vùng núi Việt Bắc, là nơi thuận lợi thông thương kinh tế - xã hội. Đây là địa phương có bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa. Cùng với quá trình hình thành và phát triển, trên địa bàn huyện hiện đang lưu giữ một kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đa dạng như các đình, chùa, lăng tẩm, miếu nghè, các lễ hội văn hóa dân gian...