• Nghệ thuật > Mỹ thuật, kiến trúc

Cá hóa rồng trong chạm khắc ở một số từ đường, từ chỉ thời Lê Trung Hưng

Không dừng lại ở sự kế thừa đề tài của các thời kỳ lịch sử trước, hoa văn thời Lê Trung Hưng (1533 - 1789) nói chung, chạm khắc hoa văn trang trí trên hiện vật bằng đá trong các từ đường, từ chỉ (1) thời kỳ này nói riêng đã khởi động sự hóa ở hệ thống hoa văn với nhiều dạng khác nhau, để từ đây, tạo nền tảng cho cả một hệ thống biểu tượng được hóa sau này mang tính chất phổ biến trong hoa văn thời Nguyễn. Trong đó, chủ đề cá hóa rồng là một trong những đồ án hoa văn ở dạng hóa có số lượng chạm khắc lớn và tạo ấn tượng mạnh mẽ nhất.

Ý nghĩa và giá trị thẩm mỹ của biểu tượng cá hóa rồng trong mỹ thuật triều Nguyễn

LTS: “Hóa rồng” là một giấc mơ danh vọng của người xưa muốn truyền nối cho con cháu muôn đời, thông qua rất nhiều hình thức: từ truyện kể dân gian đến những mô típ hoa văn ở nơi cao sang quyền quý như cung điện, nơi thâm nghiêm cổ kính như từ đường, đình chùa và dần đến cả những trang trí dân dã. Mô típ này xuất hiện từ thời nào là câu hỏi mà giới nghiên cứu mỹ thuật cổ mong muốn có câu trả lời thỏa đáng, căn cứ trên những khảo sát, điền dã di tích hàng trăm năm tuổi. Qua đó, có thể góp phần kiến giải nhiều điều về truyền thống văn hóa và tâm lý dân tộc. Trong hoàn cảnh xã hội ở Việt Nam, khi hệ thống di tích cổ còn chưa được thống kê, số hóa dữ liệu đầy đủ, việc trả lời câu hỏi nói trên là không dễ dàng. Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật gửi đến bạn đọc chùm hai bài viết bước đầu tìm hiểu và kiến giải về lịch sử và các dạng thức tồn tại của mô típ này, đăng tải lần lượt trên Tạp chí Kỳ 1, số 485 và 488, tháng 1 và 2-2022.

Đại dịch COVID-19 và câu chuyện về nguồn lực của Mỹ thuật Việt Nam

Hai năm vừa qua, đại dịch COVID-19 đã tác động mạnh mẽ đến nhận thức và hành động của nhân loại, trong tất cả các khía cạnh đời sống từ vật chất đến tinh thần, trong tất cả các tương quan quan hệ từ cá nhân với cá nhân, cá nhân với cộng đồng, từ giữa các cộng đồng nhỏ hẹp với nhau đến cộng đồng chung toàn cầu. Tuy nhiên, đây cũng chính là khoảng thời gian có ý nghĩa với rất nhiều người sáng tạo, cùng nhau tĩnh tâm hơn, sống chậm lại, cùng nhìn nhận thêm một lần nữa vị trí và đóng góp của cá nhân vào sự phát triển chung của dân tộc, nhân loại.

Bản làng trong tranh phong cảnh miền núi phía Bắc giai đoạn 2010-2020

Tranh vẽ về phong cảnh miền núi phía Bắc trong giai đoạn 2010-2020 thể hiện sự phong phú về chất liệu, đa dạng về phong cách biểu đạt. Bản làng ở vùng cao được thể hiện khá đầy đủ ở các góc không gian, độc đáo về màu sắc. Với mỗi chất liệu, họa sĩ có cách xử lý màu sắc khác nhau, phù hợp với đặc trưng riêng của chúng, góp phần giúp người xem cảm nhận rõ nét vẻ đẹp của những bản làng ở miền núi và tình yêu quê hương đất nước của tác giả.

Biểu tượng quê hương, đất nước trên tiền giấy Việt Nam

Biểu tượng văn hóa được hình thành trong tâm thức của một cộng đồng trong thời gian dài, có sự thay đổi ý nghĩa tượng trưng tùy thuộc vào bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội. Đối với tiền giấy, biểu tượng là một phần quan trọng để thể hiện đặc trưng về thể chế chính trị, văn hóa, xã hội của mỗi quốc gia. Tiền giấy Việt Nam (1) với những biểu tượng tiêu biểu, trong đó có biểu tượng quê hương, đất nước được thể hiện đặc sắc, mang đậm bản sắc văn hóa và tư duy thẩm mỹ của người Việt.

Màu nắng lửa Quảng Trị trong hội họa Thế Hà

Qua nửa thế kỷ vẽ và vẽ, Thế Hà (1) là một họa sĩ bền bỉ và lặng lẽ với hành trình sáng tác của mình. Bền bỉ bởi chưa khi nào ông buông cây cọ, luôn ham muốn làm chủ kỹ thuật và mọi bút pháp khả thể nhằm biểu đạt trọn vẹn điều mình muốn nói trong một sáng tác nhất định. Lặng lẽ bởi ông chưa bao giờ tự huyễn hoặc về nghệ thuật của mình với đồng nghiệp, thế hệ đi sau, với học trò hay trên truyền thông. Thưởng lãm các bức tranh tiêu biểu của ông trong ít nhất là 15 năm qua, dễ dàng nhận ra ở đó có màu nắng lửa rát cháy mà kiêu hãnh của đất mẹ Quảng Trị.

Trang trí kiến trúc chùa Tây Phương

Chùa Tây Phương (huyện Thạch Thất, Hà Nội) được xem là một trong những công trình kiến trúc Phật giáo tiêu biểu của đất nước. Diện mạo ngôi chùa ngày nay là kết quả của cuộc đại trùng tu trong năm 1794, mang phong cách nghệ thuật thời Tây Sơn, TK XVIII. Từ lâu, chùa Tây Phương đã thu hút được sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu cũng như người yêu mến danh lam thắng cảnh trong và ngoài nước

Giá trị nghệ thuật tranh gương cung đình Huế

Nói đến Huế là nói đến không gian văn hóa được kết tinh qua thời gian hàng trăm năm. Huế không chỉ đẹp bởi phong cảnh thiên nhiên non nước hữu tình, là vùng đất của thơ, ca, nhạc, họa mà còn nổi tiếng bởi một quần thể di tích lăng tẩm, đền đài hình thành từ các triều đại vua chúa triều Nguyễn, một kiến trúc cung đình hoàn chỉnh, được thế giới công nhận là di sản văn hóa nhân loại. Trong đó, tranh gương cung đình Huế là một loại hình nghệ thuật khá đặc sắc và độc đáo, vừa có tính vật thể, vừa mang tính phi vật thể, được bảo tồn và lưu giữ giá trị cho đến ngày nay.

Yếu tố dân gian trong nghệ thuật trang trí lăng Thiệu Trị

Lăng Thiệu Trị là một trong những công trình hàm chứa nhiều giá trị nghệ thuật tạo hình đặc sắc có ảnh hưởng từ yếu tố văn hóa dân gian. Những giá trị của nghệ thuật trang trí dân gian ở lăng Thiệu Trị không chỉ được thể hiện ở bố cục, đề tài, chất liệu, màu sắc, kỹ thuật... mà còn ở cả tinh thần của cuộc sống; tất cả được đưa vào kiến trúc một cách sinh động. Đây dường như là thông điệp mà thế hệ nghệ nhân ở một thời kỳ lịch sử đã để lại cho hậu thế theo một con đường riêng, một phong cách của nghệ thuật thời Nguyễn.

Màu sắc trong thiết kế nội thất

Khi nói về màu sắc trong thiết kế nội thất người ta hay nghĩ đến tính trang trí, tô điểm và làm đẹp không gian sống, tức là nói đến giá trị thẩm mỹ của chúng. Nhưng để nhìn toàn diện hơn về màu sắc trong thiết kế, chúng ta cần tham chiếu ở nhiều góc độ như: lý thuyết về màu sắc, tâm lý học, sức khỏe, phong thủy và nghệ thuật. Thoạt nhìn, chúng có vẻ không liên quan đến nhau, nhưng việc dùng màu trong thiết kế nội thất lại gắn bó với nhau rất chặt chẽ.

Sự gắn kết giữa kiến trúc và trang trí cổ điển kiểu Tây phương với truyền thống Á Đông ở ngôi nhà mộ học giả Trương Vĩnh Ký

Người Pháp khởi đầu việc xâm chiếm vùng Nam Kỳ của Việt Nam kể từ năm 1859. Song song với việc dần đặt ra bộ máy hành chính quản trị cho vùng nhượng địa là việc hình thành và xây dựng cơ sở hạ tầng cho các hoạt động kinh tế xã hội, văn hóa. Kiến trúc và quy hoạch kiểu Pháp đã tạo ra những bộ mặt đô thị mới, nhưng truyền thống Á Đông vốn dĩ vẫn luôn bền bỉ. Minh họa cho sự gắn kết giữa kiểu tthức Á Đông và Tây phương trong trang trí mỹ thuật vùng Đông Nam Bộ đầu TK XX bằng việc phân tích mô hình kiến trúc một ngôi nhà mộ tuy nhỏ nhưng liên hệ tới nhân cách lớn: học giả Trương Vĩnh Ký (1837-1898), chúng tôi hy vọng sẽ góp phần nhận định về giá trị lịch sử - văn hóa nghệ thuật của công trình này cũng như qua đó nêu vài giả thuyết xác tín hơn khi đánh giá về hành trạng của danh nhân.