• Thế giới nghệ thuật > Trao đổi

Dấu ấn Cuộc thi tài năng diễn viên kịch nói 2023

Có thể nói, Cuộc thi tài năng trẻ diễn viên kịch nói toàn quốc xưa nay vẫn được trông đợi nhất bởi nó thực sự là “trận chiến” của những tài năng thuộc hàng “vedette” - sáng giá nhất tại các đơn vị nghệ thuật hiện nay. Được nhà hát chọn mặt gửi vàng đi thi tài năng trẻ cũng đã là niềm tự hào của mỗi diễn viên.

Cuộc thi Tài năng múa rối toàn quốc 2022: Cần nhận biết chính xác về đặc trưng thể loại

Cuộc thi Tài năng múa rối toàn quốc 2022 diễn ra từ ngày 21/8 đến 25/8/2023 tại Nhà hát Múa rối Việt Nam với sự tham gia của 20 diễn viên đến từ 5 đoàn nghệ thuật. Nằm trong kế hoạch hoạt động mang tính định kỳ từ năm 2022, nhưng vì nhiều lý do, mãi tới tháng 8/2023 mới được tổ chức và nhận được sự hào hứng từ các đơn vị múa rối chuyên nghiệp là Nhà hát Múa rối Việt Nam, Nhà hát Múa rối Thăng Long, Nhà hát Nghệ thuật Phương Nam, Nhà hát Nghệ thuật Múa rối Hải Phòng, Công ty TNHH Lê Vân.

Phim siêu anh hùng đang đi vào lối mòn

Các series phim siêu anh hùng từng là bom tấn của thị trường điện ảnh thế giới với doanh số ngất ngưởng nhưng các dự án mới đang tự mài mòn bằng nội dung nhàm chán, lặp đi lặp lại.

Đổi mới sân khấu là yêu cầu sống còn

Nghệ thuật biểu diễn đang phải đối mặt với sự cạnh tranh rất lớn của các loại hình nghệ thuật và phương tiện giải trí khác. Khán giả thay đổi, cách xem cũng thay đổi. Không chỉ riêng sân khấu, cả điện ảnh, âm nhạc, múa… đều gặp phải vấn đề này.

Nghề đan lát thủ công truyền thống của người Mường ở Hòa Bình

Cùng với trồng trọt và chăn nuôi, các nghề thủ công truyền thống của người Mường tương đối phát triển. Trong các nghề thủ công nổi bật là nghề đan lát với nhiều người thợ có tay nghề đạt tới trình độ tinh xảo. Dù vậy, cho đến nay nghề thủ công truyền thống của người Mường chỉ đóng vai trò là nghề phụ và mang tính thời vụ, làm vào lúc nông nhàn, tranh thủ lúc rỗi rãi, chưa đạt tới trình độ chuyên môn hóa. Tuy nhiên những sản phẩm thủ công truyền thống này được làm rất tinh xảo, mang tính thẩm mỹ và có độ bền cao, lại thân thiện với môi trường nên nghề đan lát thủ công rất cần được gìn giữ và phát triển.

Điện ảnh Việt: Vẫn khó đoán định

Sau doanh thu kỷ lục 475 tỷ đồng của phim Nhà bà Nữ, điện ảnh Việt những tưởng sẽ có đà đi lên nhưng các phim sau không phim nào chạm được mốc kỷ lục trên. Điều đó cho thấy sự khó đoán định của thị trường cũng như gu giải trí, thưởng thức của khán giả luôn là một ẩn số.

Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu của các dân tộc thiểu số: Đưa di sản gần hơn với đời sống

Trong các ngày từ 8-10/9/2023, tại thành phố Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), đã diễn ra “Ngày hội văn hóa các dân tộc miền Trung” lần thứ IV với sự tham gia của hàng trăm nghệ nhân, diễn viên, vận động viên không chuyên đến từ các tỉnh: Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận.

NSƯT Phạm Ngọc Dương: Đam mê nghệ thuật Chèo mãnh liệt

NSƯT Phạm Ngọc Dương từng là gương mặt triển vọng, diễn viên chủ chốt của Đoàn Chèo Hà Tây với giọng ca vang, khỏe, trầm ấm cùng lối diễn xuất điềm tĩnh, chững chạc. Không chỉ diễn xuất, anh còn sáng tác kịch bản Chèo, là một trong những gương mặt tác giả trẻ hiếm hoi của sân khấu kịch hát dân tộc hiện nay. Anh đang công tác tại Phòng Nghệ thuật Nhà hát Chèo Việt Nam.

Phim Hàn - đổi mới để phát triển

Phim truyền hình Hàn Quốc từ lâu không chỉ là món ăn tinh thần được ưa chuộng trong nước mà nhiều bộ phim còn thu hút khán giả khu vực và thế giới. Có được điều đó là bởi các nhà làm phim đã không ngừng sáng tạo nhằm tạo ra những xu hướng, mảng đề tài mới trong phim ảnh.

Mở rộng trường đề tài

Phim truyền hình Việt đang ở trong giai đoạn bùng nổ với lượng quảng cáo tăng vọt. Sự đón nhận của khán giả cũng minh chứng cho sức hút của phim Việt thời gian qua. Tuy nhiên, vẫn cần có thêm nhiều dạng đề tài, dòng phim khác nhau nếu muốn níu chân khán giả.

Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu của các dân tộc thiểu số: Nghề dệt thổ cẩm của người Mông

Là một trong những dân tộc thiểu số có dân số đông nhất ở Việt Nam, người Mông sống chủ yếu trên những vùng núi có độ cao từ 1.000 m trở lên ở các tỉnh miền núi phía Bắc (Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Sơn La, Cao Bằng…), miền Tây Thanh Hóa, Nghệ An và các tỉnh Tây Nguyên. Với nền văn hóa lâu đời và nhiều bản sắc riêng, người Mông luôn là một phần trong sự thống nhất của khối đại đoàn kết dân tộc và góp phần làm phong phú văn hoá các dân tộc Việt Nam. Một trong những nét văn hóa làm nên bản sắc của người Mông chính là nghề dệt thổ cẩm trên vải lanh.