• Thế giới nghệ thuật > Trao đổi

Đề tài chiến tranh và hậu chiến trong dòng chảy của điện ảnh Việt Nam

Ra đời trong khói lửa chiến tranh và đồng hành cùng dân tộc qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đề tài chiến tranh và hậu chiến là một mảng quan trọng trong lịch sử điện ảnh Cách mạng Việt Nam. Chiến tranh đã đi qua gần nửa thế kỷ nhưng ký ức về một thời hào hùng của dân tộc vẫn được khắc ghi cho đến tận hôm nay.

"Đào, phở và piano" - Một bộ phim “chịu chơi” của điện ảnh Việt

Đại cảnh một con phố cổ Hà Nội hoang tàn và đổ nát trải qua 60 ngày đêm đổ lửa trong bộ phim Đào, phở và piano - một bộ phim về đề tài chiến tranh cách mạng của đạo diễn Phi Tiến Sơn (do công ty cổ phần phim truyện 1 sản xuât) đã được Ê-kip làm phim phục dựng lại một cách công phu, tỉ mỉ và hoành tráng.

Giấc mơ phim thuần Việt

Từ một diễn viên, Võ Thanh Hoà dần khẳng định mình ở vai trò đạo diễn và sau nhiều dự án phim, trong đó phần lớn là phim làm lại (remake) đạt doanh thu cao, anh chia sẻ giấc mơ cống hiến cho điện ảnh Việt Nam bằng những bộ phim có kịch bản thuần Việt.

Đồ mã Việt Nam - nhìn từ lịch sử cho tới hiện tại

Đồ mã, bên cạnh những giá trị tâm linh, giá trị lịch sử, cũng phản ánh giá trị mỹ thuật, trình độ thẩm mỹ của người nghệ nhân qua nhiều thế hệ. Mới đây, TS Nguyễn Thị Thu Hòa ra mắt công chúng công trình nghiên cứu “Đồ mã Việt Nam”, đem đến cái nhìn bao quát cho độc giả về lịch sử đồ mã ở nước ta.

Từ giá trị truyền thống đến đương đại trong nghệ thuật thiết kế thời trang

Trong lĩnh vực thiết kế thời trang, kết cấu, mầu sắc và các yếu tố trang trí trên trang phục dân tộc không chỉ là hình thức chủ nghĩa nằm ở bề ngoài của sản phẩm mà ta có thể nhìn trực tiếp được, mà nó còn tồn tại trong thế giới vô hình ẩn sau mỗi bộ sưu tập (BST). Những phạm trù đó chính là những giá trị văn hóa truyền thống để các nhà thiết kế thời trang khai thác, ứng dụng và sáng tạo ra những sản phẩm đương đại có giá trị cao cả về thẩm mỹ, đồng thời mang lại những giá trị kinh tế không nhỏ.

Đạo diễn Trịnh Lâm Tùng: Muốn hoạt hình phát triển, cần có sự hợp tác giữa các Studio, hãng phim

Nếu như ở mảng phim truyện điện ảnh chúng ta đã có nhiều tác phẩm để lại dấu ấn trong lòng khán giả, đạt được những thành tựu nhất định ở các liên hoan phim quốc tế vừa và nhỏ thì ở mảng phim hoạt hình, một bộ phim dài phát hành ngoài rạp chiếu vẫn là niềm mong ước của nhiều thế hệ làm phim trong những năm gần đây. Hoạt hình Việt Nam đã có những bước tiến như thế nào, có những tiềm năng gì cần được khai phá? Một tác phẩm đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn quốc tế phát hành ngoài rạp chiếu thương mại có phải là tương lai quá xa vời? Đó là nội dung cuộc trò chuyện của chúng tôi với đạo diễn Trịnh Lâm Tùng.

Khi công nghệ là chìa khóa trong điện ảnh

Sự tham gia của công nghệ, đặc biệt những ứng dụng kỹ thuật đã trao cơ hội cho ai nhanh chân làm chủ công nghệ và ứng dụng nó trong công việc, trong sáng tạo. Và thị trường nghệ thuật, trong đó có điện ảnh đang đứng trước cơ hội và cả những thách thức không nhỏ.

Bảo tồn lực lượng sáng tác cho sân khấu Tuồng - Đôi điều suy ngẫm

Cùng với một số loại hình sân khấu truyền thống khác, nghệ thuật Tuồng là một trong những di sản văn hóa quý báu của dân tộc. Đó là con tim, khối óc của cha ông, tinh hoa văn hóa của đất nước và con người Việt Nam. Vì vậy, việc bảo tồn nghệ thuật Tuồng luôn là vấn đề được Đảng và Nhà nước quan tâm, chú trọng. Tuy vậy, những thực tế khó khăn của loại hình nghệ thuật độc đáo như: tình trạng thiếu hụt lực lượng nghệ sĩ, đặc biệt là lực lượng sáng tác lại luôn là vấn đề nan giải, đáng để chúng ta suy ngẫm.

Trải nghiệm cùng nhân vật

Sau đại dịch, một cuộc khảo sát của Tổ chức du lịch thế giới cho thấy số lượng du khách quốc tế chọn điểm đến có liên quan đến nhân vật được yêu thích trong những bộ phim điện ảnh hay phim truyền hình đã tăng mạnh.

Tìm về nguồn cội

Sau đại dịch, không chỉ điện ảnh trong nước mà điện ảnh khu vực, điện ảnh thế giới đều có sự trầm lắng bởi nhiều lý do. Làm thế nào để tồn tại và phát triển sau đại dịch là câu hỏi mà mỗi nền điện ảnh, mỗi hãng sản xuất và từng cá nhân nghệ sĩ phải trăn trở.