• Thông tin tư liệu > Tư liệu trong nước

VAI TRÒ XÃ HỘI CỦA VIỆC SỐ HÓA BẢO TÀNG

Hiện vật trưng bày của bảo tàng là hình thức trưng bày trong không gian vật lý truyền thống từ xưa đến nay. Ở Việt Nam, có rất nhiều bảo tàng, và các bảo tàng đó vẫn chỉ dừng lại ở việc trưng bày theo kiểu truyền thống, không đồng đều, nghèo nàn về hiện vật, đơn điệu về hình thức. Bài viết dưới đây sẽ phân tích một cách cụ thể hơn những bất cập của cách trưng bày hiện vật truyền thống trong việc thu hút công chúng đến với bảo tàng. Bên cạnh đó, như một đối sánh, chúng tôi muốn đề cập đến cách trưng bày hiện vật trong không gian số (không gian ảo) và sự tiện nghi cho việc giao tiếp giữa bảo tàng với công chúng, hay nói đúng hơn là sự tiếp cận của bảo tàng với xã hội và ngược lại, vai trò quan trọng của xã hội đối với bảo tàng.

VỀ CUỘC THI TUỒNG VÀ DÂN CA KỊCH TOÀN QUỐC 2016

Nhân dịp chào mừng kỷ niệm 71 năm Cách mạng tháng Tám, Cục Nghệ thuật biểu diễn phối hợp với Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam và Sở VHTT Đà Nẵng tổ chức cuộc thi Nghệ thuật sân khấu tuồng và dân ca kịch chuyên nghiệp toàn quốc 2016 tại Nhà hát Trưng Vương. Đến với cuộc thi lần này có 11 đơn vị (7 đơn vị tuồng, 4 đơn vị dân ca) mang theo 17 tác phẩm (10 tác phẩm tuồng, 7 tác phẩm dân ca) và gần 400 nghệ sĩ đã tạo thành ngày hội sân khấu trong những ngày hội non sông…

ẢNH HƯỞNG CỦA LUẬT NHÂN QUẢ ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA NGƯỜI HÀ NỘI

Phật giáo ra đời rất sớm trong lịch sử tư tưởng nhân loại, khi du nhập vào Việt Nam đã có sự ảnh hưởng lớn đến đời sống tinh thần của người dân, trong đó nổi bật là tư tưởng nhân quả. Với sự thâm nhập mạnh mẽ, hết sức tự nhiên vào đời sống tinh thần của nhân dân, nó đã góp phần củng cố thêm những truyền thống tốt đẹp vốn có của dân tộc Việt Nam như tinh thần yêu nước, đoàn kết, ý thức tự lực, tự cường. Thông qua hình thức sinh hoạt văn hóa, tư tưởng Phật giáo đã hướng con người đến cái chân, thiện, lánh xa cái xấu, cái ác, có tinh thần vị tha bác ái, từ bi hỷ xả, khuyến khích sự yêu thương đồng cảm giữa người với người, người với tự nhiên.

LÝ HUẾ, NHÌN TỪ TƯ LIỆU CỦA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU

Lý Huế là một trong những đại diện tiêu biểu của dòng âm nhạc dân gian xứ Huế. Tuy nhiên, nhiều năm trở lại đây, tác động của môi trường, con người, xã hội... đã làm cho lý Huế vắng bóng dần trong đời sống sinh hoạt của người dân. Để hiểu hơn về loại hình âm nhạc dân gian độc đáo này, chúng tôi xin điểm lại một số công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước.

ĐIÊU KHẮC ĐÁ THỜI LÊ - TRỊNH Ở CUNG CHÍ NGUYÊN VÀ TỪ VŨ HỌ TRƯƠNG

Ở làng Như Quỳnh (thị trấn Như Quỳnh, Văn Lâm, Hưng Yên) có một quần thể di tích liên quan đến bà chúa Ghênh nổi tiếng trong dân gian vùng Kinh Bắc. Trong quần thể di tích ấy, những tác phẩm điêu khắc đá không chỉ góp phần ghi vào lịch sử mỹ thuật Việt Nam một dấu ấn về phong cách nghệ thuật Lê - Trịnh mà còn như một chứng nhân về một thời bình yên thì ít, tao loạn thì nhiều trong dặm dài lịch sử dân tộc…

TRANH QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI TRONG CHUỖI CUNG SẢN PHẨM RA THỊ TRƯỜNG

Tranh quảng cáo ngoài trời trên thế giới xuất hiện, tồn tại và phát triển không ngừng qua nhiều thế kỷ. Thể loại tranh này không chỉ thuần túy là vẻ đẹp của nghệ thuật thị giác mà còn đáp ứng nhu cầu tuyên truyền, quảng bá nội dung hình ảnh đến với người tiêu dùng, thuyết phục khách hàng đến với sản phẩm, doanh nghiệp.

BIỂU TRƯNG HOA TRONG CA DAO NGƯỜI VIỆT

Biểu trưng (symbolization) là một phương pháp con người sử dụng để bộc lộ những nhu cầu nhận thức của mình dưới dạng cảm nhận sự vật khách quan thông qua hình ảnh. Nhờ có biểu trưng, con người tạo ra thế giới của những cảm nhận và tưởng tượng. Hình ảnh hoa mang nhiều giá trị biểu trưng cho cái đẹp, sự tinh khiết trắng trong, phẩm chất cao quý, sức sống mạnh mẽ và tình yêu, hạnh phúc. Trong ca dao Việt Nam, hoa vừa mang ý nghĩa biểu trưng riêng của các loài hoa, vừa mang ý nghĩa biểu trưng trong mối quan hệ với các đối tượng khác.

ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở KHU ĐÔ THỊ MỚI TRUNG HÒA, NHÂN CHÍNH

Đời sống văn hóa có thể hiểu đó là tất cả những hoạt động của con người tác động vào đời sống vật chất, đời sống tinh thần, đời sống xã hội để hướng con người vươn lên theo quy luật của cái đúng, cái đẹp, cái tốt, của chuẩn mực giá trị chân - thiện - mỹ, đào thải những biểu hiện tiêu cực tha hóa con người. Đời sống văn hóa bao giờ cũng có tính kế thừa, tính đổi mới. Kế thừa các giá trị truyền thống tốt đẹp của các thế hệ đi trước tạo ra sự ổn định và tiền đề khẳng định những giá trị mới và đổi mới sáng tạo để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về vật chất và tinh thần của con người.