• Thông tin tư liệu > Tư liệu trong nước

GÀ, TỪ BIỂU TƯỢNG VĂN HÓA ĐẾN BIỂU TRƯNG NGÔN NGỮ

Từ lâu, gà luôn xuất hiện trong đời sống văn hóa nhiều nước trên thế giới. Từ Đông sang Tây, từ cổ chí kim, gà đã trở thành biểu tượng xuyên văn hóa, mang sức mạnh biểu trưng cho ý niệm đa diện, đa chiều về vũ trụ, thiên nhiên, nhân sinh, tâm linh, nhân tính. Danh xưng gà đã đi vào ngôn ngữ đời sống qua lời ăn, tiếng nói hàng ngày, qua thành ngữ, tục ngữ, ca dao và trở thành hình tượng đặc sắc, sinh động trong nhiều sáng tác văn chương Việt. Qua những giá trị biểu trưng đa dạng của hình tượng gà, có thể nhận thấy đặc tính tư duy, tâm thức văn hóa của tiếng Việt, người Việt và dân tộc Việt.

SỰ TƯƠNG ĐỒNG GIỮA TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN THÁI LAN VÀ VIỆT NAM

Về kết cấu, truyện cười dân gian Việt Nam có hai nhóm lớn: truyện cười kết chuỗi là nhóm truyện cười xoay quanh một nhân vật có thực hoặc được coi là có thực, truyện cười không kết chuỗi là truyện cười có kết cấu hoàn chỉnh tồn tại độc lập mang tính phiếm chỉ. Ở Thái Lan, truyện cười là một tiểu loại nằm trong mảng tự sự dân gian và không chia thành các nhóm nhỏ như ở Việt Nam. Trong bài viết này chúng tôi chỉ nghiên cứu nhóm truyện cười dân gian kết chuỗi Việt Nam để tiện so sánh với truyện cười Thái Lan, mặc định thuật ngữ truyện cười thay cho thuật ngữ nhóm truyện cười kết chuỗi của Việt Nam.

VẤN ĐỀ QUYỀN TÁC GIẢ TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN HIỆN NAY

Quyền tác giả (QTG) ở Việt Nam đang bị vi phạm nghiêm trọng. Bằng nhiều cách thức và thủ đoạn tinh vi, các hành vi vi phạm QTG ngày càng phổ biến, gây bức xúc, cản trở sức sáng tạo của tác giả, giảm động lực của các đơn vị xuất bản, phát hành sách. Mặc dù nhà nước đã sử dụng nhiều hình thức quản lý, bảo hộ QTG, song thực tế hiệu quả chưa cao. Việc nhận diện, đánh giá và tìm ra nguyên nhân thực trạng của vấn đề này là cần thiết đối với quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản ở Việt Nam.

TRUYỀN THỐNG TRỌNG LÃO Ở LÀNG CÔI TRÌ QUA HƯƠNG ƯỚC, VĂN BIA

Trong kho tàng truyền thống văn hóa của làng Côi Trì, Yên Mô, Ninh Bình, trọng lão là một điểm nổi bật, được cụ thể hóa trong hương ước, bia đá của làng. Đây là một phong tục tập quán tốt đẹp, chứa đựng nhiều giá trị nhân văn sâu sắc; là một truyền thống quý báu của dân tộc, cần được kế thừa, phát huy trong xã hội ngày nay.

XÂY DỰNG Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI CHO THANH NIÊN

Nhân loại hiện đã và đang phải đối mặt với hàng loạt vấn đề cấp bách mang tính toàn cầu. Một trong số đó là vấn đề môi trường sống. Nhiều tổ chức quốc tế, nguyên thủ quốc gia và các nhà khoa học trên thế giới đã lên tiếng cảnh báo về mức độ nghiêm trọng, sự tiếp tục gia tăng theo chiều hướng xấu của những vấn đề môi trường. Do đó, xây dựng ý thức bảo vệ môi trường sinh thái để bảo đảm cho sự phát triển bền vững của đất nước là trách nhiệm của toàn xã hội, trong đó thanh niên đóng vai trò là lực lượng tiên phong.

LAO ĐỘNG TỰ DO NGƯỜI VIỆT NAM TẠI LÀO HIỆN NAY

Dựa vào tiêu chí nghề nghiệp, có thể chia lao động tự do người Việt Nam ở Lào thành 4 nhóm: nhóm lao động tự do người Việt Nam làm việc trong các công ty, dự án chính thức của Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan… ở Lào; nhóm lao động kinh doanh bằng vốn tự có, bao gồm các chủ thầu nhỏ, công ty tư nhân, hệ thống kinh doanh dịch vụ (nhà hàng, bệnh viện, trường học, văn hóa giải trí)…; nhóm lao động tham gia làm các dịch vụ 3D họ gồm những người lao động phổ thông, những người bán hàng rong…; nhóm lao động di cư thời vụ, di cư con lắc gồm những người buôn bán, đi lại qua biên giới theo ngày hoặc theo tuần. Ở đây, tác giả tập trung phân tích hai nhóm có số lượng đông nhất là lao động tự do làm việc trong các dự án của Việt Nam ở Lào và lao động tự do tham gia các ngành nghề dịch vụ 3D.

VAI TRÒ CỦA NGƯỜI CÓ UY TÍN TRONG DÒNG HỌ MÔNG TRẮNG

Tổ chức dòng họ của người Mông được quản lý bằng luật tục tộc họ, được điều hành bởi những người đứng đầu dòng họ, bao gồm trưởng họ, bà cô. Những người này theo dõi, đề xuất, giải quyết những vấn đề liên quan đến đời sống vật chất, tinh thần, đối nội, đối ngoại của dòng họ.

VẤN ĐỀ XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở VIỆT NAM

Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở (ĐSVHCS) là một trong những chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước đặt ra từ đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V (1981). Đây là một công việc quan trọng, có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp xây dựng văn hóa, lối sống, con người Việt Nam. Xây dựng ĐSVHCS chính là thực hiện nhiệm vụ đưa văn hóa thâm nhập vào cuộc sống, làm cho văn hóa ngày càng trở thành yếu tố khăng khít của đời sống xã hội.

TÍNH TRÒ

Chữ trò được sử dụng khá nhiều trong kịch hát truyền thống, với nội dung, ý nghĩa, vận dụng thực tiễn khác nhau như: cấu trúc mảnh trò, có tích mới dịch nên trò, trò diễn, trò nhời… Về nội hàm, khái niệm trò đã được nhiều công trình nghiên cứu đề cập. Mảnh trò được xem xét chủ yếu về phương diện cấu trúc, trò nhời tập trung ở lời đối thoại, trò diễn là những động tác biểu đạt một nội dung nào đó… Song thực tế, chữ trò trong mọi trường hợp đều gợi sự chuyển động mang một đặc trưng cơ bản của sân khấu là diễn xuất. Hình ảnh chuyển động đó kích thích sự liên tưởng tới hoạt động của con người, thể hiện theo một phương thức với những quy ước nhất định… Chữ trò trong mọi khái niệm của sân khấu truyền thống là kết quả cuối cùng được khái quát khi văn chương đối thoại có sự tham gia của diễn xuất, nhằm tạo hiệu quả cho mục đích nghe nhìn.