• Diễn đàn văn hóa > Vấn đề sự kiện

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, tổ chức và thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội truyền thống hiện nay

Việc bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng của quá trình xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Lễ hội truyền thống là một hình thức sinh hoạt tín ngưỡng độc đáo, mang nhiều ý nghĩa nhân văn, phổ biến ở hầu hết các địa phương nước ta. Trong những năm qua, công tác quản lý, tổ chức lễ hội truyền thống đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại không ít khó khăn, đòi hỏi phải có những giải pháp cụ thể, thực tế, nhằm góp phần nâng cao hơn nữa công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc.

Tâm huyết hướng về Hội nghị Văn hóa toàn quốc

LTS: Ngày 24-11-2021, Ban Bí thư Trung ương Đảng sẽ chủ trì, chỉ đạo Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Hội nghị sẽ diễn ra dưới hình thức trực tuyến toàn quốc với điểm cầu chính tại Hà Nội.

Những chủ trương phát triển văn hóa của Đảng từ năm 1975 đến nay

Chủ trương đúng đắn, kịp thời phát triển văn hóa của Đảng từ năm 1975 đến nay là nhân tố quyết định nâng cao nhận thức, hướng dẫn hành động, động viên các tầng lớp nhân dân chủ động, tích cực xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững.

Đường lối văn hóa, văn nghệ của Đảng thời kỳ 1954-1975 và những thành tựu văn hóa, văn nghệ cách mạng

Quan điểm đường lối văn hóa, văn học, nghệ thuật của Đảng được thể hiện trong các nghị quyết, chỉ thị và cũng được các nhà lý luận xuất sắc của Đảng nghiên cứu, trình bày trong các sự kiện văn nghệ của cả nước với sự ủng hộ của đông đảo đội ngũ văn nghệ sĩ, đã có ý nghĩa vạch đường chỉ lối cho sự phát triển của văn hóa, văn học nghệ thuật nước nhà, đưa cách mạng nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 1946, 1948 - bước ngoặt lịch sử, tầm nhìn thời đại về phát huy sức mạnh nội sinh của dân tộc

Tại các Hội nghị Văn hóa toàn quốc những năm 1946, 1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra luận điểm: “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi” để quảng bá cho toàn thể dân tộc ta, trong đó có đội ngũ trí thức khoa học, các nhà văn hóa, các văn nghệ sĩ và quảng đại quần chúng nhân dân hưởng ứng quá trình xây dựng “văn hóa kháng chiến”, “con người kháng chiến”, tạo ra nguồn sức mạnh văn hóa, con người để đẩy mạnh “kháng chiến, kiến quốc”, bảo vệ núi sông bờ cõi. Luận điểm này đã trở thành nguyên tắc chi phối, có ý nghĩa cơ bản, lâu dài, là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt quá trình phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay.