Diễn đàn văn hóa > Vấn đề sự kiện
Nổi bật
Ngoại giao văn hóa - Chính sách quan trọng của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
Các giá trị văn hóa là tài sản của từng quốc gia, dân tộc đóng góp cho sự phát triển chung của nhân loại và cũng là những nhân tố nội tại để mỗi quốc gia, dân tộc chấn hưng đất nước, vùng lãnh thổ của mình. Chính hệ thống các giá trị văn hóa truyền thống đã hình thành nên dân tộc Việt Nam và góp phần tạo nên vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế như hôm nay. Văn hóa là hòa bình. Dùng văn hóa để tạo sức mạnh, sự hòa hợp và hiểu biết giữa các quốc gia, dân tộc. Đồng thời để dẫn hướng, tạo điều kiện cần thiết cho việc thực hiện mục tiêu đối ngoại, quan hệ với quốc tế thời bình là một chiến lược mang tính phổ quát của nhiều quốc gia trên thế giới, góp phần mang lại sự kết nối, sức mạnh cũng như bản sắc nền ngoại giao của mỗi nước. Nói cách khác, ngoại giao văn hóa đã và đang là một chính sách quan trọng trong quan hệ quốc tế của các quốc gia, nhằm đảm bảo nền hòa bình, nâng cao vị thế của dân tộc, đất nước.
Xòe Thái được UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
Vào lúc 17 giờ 11 phút, ngày 15-12-2021, tại Phiên họp Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 16 của UNESCO diễn ra tại Paris, thủ đô nước Cộng hòa Pháp, di sản Nghệ thuật Xòe Thái của Việt Nam chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Giáo dục đạo đức liêm chính là cái gốc để phát triển văn hóa trong giai đoạn mới
Ngày 24-11-2021 tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã tổ chức Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Đây là hội nghị có tầm quan trọng đặc biệt đưa ra những chủ trương lớn, quyết sách mới, đột phá về việc phát triển văn hóa được Đảng ta xác định là nền tảng tinh thần của xã hội để góp phần hiện thực hóa khát vọng xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc. Trong khuôn khổ bài viết này, xin chỉ bàn tới “đạo đức liêm chính” của người cán bộ, đảng viên và vai trò của tổ chức đảng trong việc giáo dục đạo đức liêm, chính đối với cán bộ, đảng viên để góp phần xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu mới.
Chương trình nghệ thuật Ngày Quốc gia Việt Nam: Điểm nhấn quan trọng tại EXPO 2020 Dubai
Chiều 11-12-2021, tại Hà Nội, đã diễn ra buổi họp báo công bố chương trình nghệ thuật đặc biệt “Dòng chảy bất tận - The Eternal Flow” do Bộ VHTTDL - Cục Hợp tác quốc tế, UBND tỉnh Đắk Nông và Công ty TNHH Truyền thông - Quảng cáo Tấm và Cám phối hợp thực hiện.
Thông điệp về văn hóa từ bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc 2021
Ngày 24-11-2021 chắc chắn là một dấu mốc đặc biệt trong lịch sử phát triển văn hóa của đất nước khi chúng ta chứng kiến sự kiện lớn nhất, mang ý nghĩa truyền cảm hứng nhiều nhất cho những người hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, cũng như toàn xã hội, về vai trò, ý nghĩa, đặc trưng và giá trị của văn hóa đối với sự phát triển đất nước. Đúng 75 năm sau Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất (24-11-1946), Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng (2021) đã đưa ra những thông điệp quan trọng để phát triển văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần, soi đường cho quốc dân đi.
Tập trung nghiên cứu khoa học ứng dụng để giải quyết điểm nghẽn trong lĩnh vực VHTTDL
Đó là nhấn mạnh của Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng tại Hội nghị - Hội thảo Tổng kết phong trào thi đua đổi mới công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ giai đoạn 2016 - 2020, diễn ra sáng ngày 3-12-2021, tại Hà Nội. Hội nghị được kết nối trực tuyến với điểm cầu một số địa phương khác.
Nhiều định hướng, giải pháp phát triển văn hóa, con người Việt Nam
Hội nghị Văn hóa toàn quốc được tổ chức ngày 24-11 là dịp để các nhà lãnh đạo, quản lý văn hóa, văn nghệ sĩ nhìn nhận và đánh giá lại những chủ trương về văn hóa của Đảng và kết quả hoạt động văn hóa trong suốt giai đoạn qua của đất nước kể từ Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất năm 1946 đến nay, đặc biệt là những thành tựu sau 35 năm đổi mới.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: "Phát huy cao độ những giá trị văn hóa, sức mạnh và tinh thần cống hiến của mọi người Việt Nam"
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc diễn ra ngày 24-11-2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, Hội nghị diễn ra vào thời điểm này có ý nghĩa trên nhiều phương diện, đồng thời nhấn mạnh vai trò và tầm quan trọng của văn hóa, coi văn hóa làm nên hồn cốt dân tộc, là động lực quan trọng đối với sự nghiệp phát triển đất nước và khẳng định trọng tâm của xây dựng văn hóa là xây dựng con người. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm để tiếp tục xây dựng, giữ gìn, chấn hưng và phát triển nền văn hóa của dân tộc là phải phát huy cao độ những giá trị văn hóa, sức mạnh và tinh thần cống hiến của mọi người Việt Nam.
Tập trung thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng về phát triển văn hóa
Sáng nay 24-11-2021, Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã diễn ra trọng thể tại Phòng họp Diên Hồng, Nhà Quốc hội (Hà Nội). Hội nghị do Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức. Tới dự Hội nghị có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc; Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư Nguyễn Trọng Nghĩa cùng sự tham gia của hàng trăm đại biểu là Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các nhà quản lý văn hóa, trí thức, văn nghệ sĩ tiêu biểu. Hội nghị kết nối trực tuyến với 67 điểm cầu ở các ban, bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đường truyền mở rộng đến cơ sở.
Tuần "Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam" năm 2021
Tối 18-11, Tuần "Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam" năm 2021 do Bộ VHTTDL phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức, đã khai mạc tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, tổ chức và thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội truyền thống hiện nay
Việc bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng của quá trình xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Lễ hội truyền thống là một hình thức sinh hoạt tín ngưỡng độc đáo, mang nhiều ý nghĩa nhân văn, phổ biến ở hầu hết các địa phương nước ta. Trong những năm qua, công tác quản lý, tổ chức lễ hội truyền thống đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại không ít khó khăn, đòi hỏi phải có những giải pháp cụ thể, thực tế, nhằm góp phần nâng cao hơn nữa công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc.