• Thông tin tư liệu > Tư liệu trong nước

TƯ DUY PHẢN BIỆN KHOA HỌC CỦA GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo là xu thế mang tính toàn cầu. Phát triển tư duy phản biện khoa học của giảng viên lý luận chính trị ở các trường đại học cũng không nằm ngoài xu thế đó. Việc dừng quá lâu ở một nền giáo dục chú trọng trang bị kiến thức chuyên môn, dạy và học lý luận chính trị chưa gắn chặt với kiến thức khoa học công nghệ, xem xét, đánh giá chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy lý luận chính trị cùng cách học có nhiều bất cập của sinh viên, đòi hỏi phải có sự phản biện của chính đội ngũ giảng dạy.

NHÓM HỌA SĨ HIỆN THỰC VÀ MỘT HIỆN THỰC KHÁC

Việc xuất hiện một nhóm họa sĩ theo đuổi một phong cách, trường phái mỹ thuật được xem là rất hiếm có ở Việt Nam. Vì vậy chăng mà triển lãm đầu tiên của nhóm họa sĩ Hiện thực, hồi cuối năm 2015 vừa qua, sau một năm thành lập nhóm đã thu hút được sự quan tâm rộng rãi của công chúng và giới chuyên môn (1). Tinh thần họat động và chất lượng sáng tác của nhóm phần nào được thể hiện qua cuộc trao đổi mang tính chất học thuật giữa họa sĩ Phạm Bình Chương, đại diện nhóm và nhà nghiên cứu mỹ thuật Vũ Huy Thông. Nội dung cuộc trao đổi tập trung đề cập đến quan điểm, cách tiếp cận với hiện thực của nhóm.

LỄ HỘI ÂM NHẠC QUỐC TẾ GIÓ MÙA, HIỆN TƯỢNG MỚI CỦA VĂN HÓA ĐẠI CHÚNG

Các hoạt động văn hóa đại chúng hiện nay xuất hiện ngày càng nhiều, trong đó không thể không kể đến các lễ hội âm nhạc sôi động và náo nhiệt. Lễ hội âm nhạc quốc tế Gió mùa đã được tổ chức 2 năm liên tiếp 2014, 2015, không chỉ mang đến một không gian âm nhạc vừa hoành tráng, vừa gần gũi tại Hoàng thành Thăng Long, mà còn tạo ấn tượng với những buổi biểu diễn âm nhạc đường phố trước đó. Đây chính là thời điểm, khán giả thủ đô được hòa mình vào âm nhạc, mọi người có cơ hội xích lại gần nhau hơn.

VAI TRÒ CỦA CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TRONG PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, vấn đề được đặt lên hàng đầu là phát triển xã hội dựa trên sự công bằng, dân chủ, văn minh, theo những định hướng chiến lược của từng giai đoạn. Công tác giáo dục được coi như quốc sách hàng đầu trong công cuộc đổi mới đất nước. Nó góp phần vào quá trình đánh giá tình hình, đánh giá chính sách, những thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức của nền giáo dục và đưa ra các giải pháp giải quyết vấn đề. Để tạo điều kiện cho giáo dục và đào tạo phát triển, nhằm thực hiện công cuộc xã hội hóa giáo dục, chính sách xã hội chiếm một vị trí vô cùng quan trọng.

NGHIÊN CỨU ĐỜI SỐNG DÂN GIAN

Nghiên cứu về đời sống dân gian có lịch sử khá lâu đời, chịu ảnh hưởng sâu sắc của các lý thuyết lịch sử, xã hội và văn hóa của mỗi quốc gia. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu của ngành học này có những biến đổi gắn với tư tưởng chính trị, sự phức tạp trong bối cảnh văn hóa như: nhận diện các hình thức riêng biệt của văn hóa dựa trên cơ sở chủ nghĩa dân tộc châu Âu nhằm đề cao bản sắc dân tộc, nghiên cứu khu vực văn hóa như là trung tâm của hành động phân loại các yếu tố văn hóa vật chất của vùng, nghiên cứu có tính lịch sử song song với nghiên cứu đời sống dân gian trong các phạm vi biến đổi của văn hóa đương đại (bao gồm đời sống thành thị, những động lực của các tầng lớp xã hội và sự biến đổi văn hóa do quá trình nhập cư và di cư)…

NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ HÁT GHẸO PHÚ THỌ

Hát ghẹo Phú Thọ là một thể loại ca hát dân gian được sản sinh từ vùng văn hóa đất tổ. Trên con đường phát triển, hát ghẹo Phú Thọ mang những dấu ấn của thiên nhiên, xã hội và tính cách con người nơi đây. Thể loại âm nhạc dân gian độc đáo này đã được các nhà nghiên cứu, nhà quản lý quan tâm, coi là đối tượng nghiên cứu trong nhiều năm nay. Xuất hiện nhiều công trình, bài luận nghiên cứu về hát ghẹo với những cách tiếp cận khác nhau, trong đó có các vấn đề luôn được đề cập đến như: âm nhạc, lời ca, cách thức tổ chức một cuộc hát, hoài niệm về hát ghẹo xưa, phương hướng bảo tồn và phát triển trong bối cảnh hiện nay.

TỤC NGỮ NGƯỜI VIỆT VỀ SẢN VẬT NÔNG NGHIỆP XỨ THANH

Thanh Hóa là một vùng đất đa dạng địa hình: đồi núi, đồng bằng châu thổ và miền biển. Hơn nữa, xứ Thanh được hình thành trên miền đất cổ Đông Sơn của đồng bằng châu thổ sông Mã nên sớm phát triển văn hóa nông nghiệp lúa nước một cách toàn diện. Tục ngữ người Việt là kho tàng tri thức phản ánh nhiều lĩnh vực trong cuộc sống con người. Tục ngữ người Việt phản ánh về các sản vật nông nghiệp xứ Thanh, trong đó có sản vật cây trồng, đã góp phần vẽ nên bức tranh khá toàn diện về sản vật cây trồng nơi đây.

NGHI LỄ VÀ KIÊNG KỴ TRONG SINH ĐẺ TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI HÀ NHÌ ĐEN HUYỆN BÁT XÁT, TỈNH LÀO CAI

Theo kết quả Tổng điều tra dân số, nhà ở năm 2009, dân tộc Hà Nhì có khoảng 21.725 người. Địa bàn cư trú của họ là dọc biên giới Việt - Trung, Việt - Lào, thuộc 3 tỉnh Lào Cai, Lai Châu và Điện Biên. Căn cứ vào trang phục, phương ngữ, địa bàn cư trú, các nhà dân tộc học Việt Nam chia người Hà Nhì thành hai nhóm: Hà Nhì Đen và Hà Nhì Hoa (1). Cho đến nay, người Hà Nhì vẫn còn duy trì các sắc thái văn hóa truyền thống của dân tộc mình như: ngôn ngữ, trang phục, nhà cửa, các nghi lễ trong chu kỳ đời người, gia đình và cộng đồng, trong đó có sinh đẻ. Các công trình nghiên cứu thời gian qua đã cho chúng ta những nhận biết chung nhất về người Hà Nhì và giới thiệu sơ lược một số nghi lễ truyền thống của tộc người này. Bài viết này tập trung đề cập đến các nghi lễ, kiêng kỵ trong sinh đẻ truyền thống của nhóm Hà Nhì Đen, trên cơ sở tư liệu tại xã Trịnh Tường và Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.