• Diễn đàn văn hóa > Ý kiến trao đổi

Vai trò của người cao tuổi trong việc giữ gìn và trao truyền các di sản văn hóa phi vật thể

Thực tế ở cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã chứng minh, người cao tuổi có vai trò quan trọng, có nhiều đóng góp vào cuộc sống gia đình và cộng đồng. Trong lĩnh vực văn hóa phi vật thể, người cao tuổi không chỉ là người nắm giữ những kỹ năng, bí quyết quan trọng mà còn là người trao truyền của cộng đồng. Thông qua nghiên cứu trường hợp làm thuyền độc mộc ở một số dân tộc vùng Tây Nguyên, bài viết làm rõ vai trò của người cao tuổi trong việc giữ gìn và trao truyền văn hóa phi vật thể thông qua các kỹ năng và kỹ thuật tạo tác con thuyền, trong những phong tục tập quan hay kiêng kỵ lên quan đến quá trình tìm cây, lấy gỗ, làm thuyền và sử dụng thuyền ở chính cộng đồng mình.

Quan điểm, định hướng, mục tiêu bảo tồn, phát huy di sản văn hóa vật thể ở Việt Nam

Di sản văn hóa vật thể (DSVHVT) của thế giới là di chỉ, di tích hay danh thắng của một quốc gia được công nhận, quản lý bởi UNESCO. Tổ chức này lập danh mục, đặt tên, bảo tồn những vị trí nổi bật về văn hóa hay đặc điểm tự nhiên cho di sản nhân loại chung. Những vị trí được đưa vào danh sách di sản thế giới có thể được nhận kinh phí từ Quỹ Di sản thế giới theo một số điều kiện nào đó. Ủy ban này được thành lập bởi Công ước về Bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, gọi tắt là Công ước Di sản thế giới, được Đại hội đồng   UNESCO chấp nhận ngày 16 - 11 - 1972. Trong hệ thống các danh hiệu của UNESCO, di sản thế giới là danh hiệu danh giá, lâu đời nhất.

Nâng cao hiệu quả trong đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch trên internet của lực lượng 47

  Lực lượng 47 trong quân đội là những cán bộ, chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ, tham gia viết tin, bài, bình luận, chia sẻ thông tin tích cực, tuyên truyền quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và Quân đội nhân dân Việt Nam; đồng thời phản bác các quan điểm sai trái, phản động và những thông tin xấu độc của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị đăng tải trên các phương tiện truyền thông, nhất là trên internet, mạng xã hội.

Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực quản lý văn hóa hiện nay

  Những chính sách trong đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ngành văn hóa nói chung và quản lý văn hóa nói riêng tại Việt Nam đã và đang đem đến những biến đổi tích cực, phục vụ đắc lực cho công cuộc xây dựng và phát triển văn hóa của đất nước. Tuy vậy, thực trạng thi hành các chính sách đó tại một một số cơ sở đào tạo văn hóa còn chưa thực sự hiệu quả, bên cạnh những mặt khả quan, còn nhiều những vấn đề cần lưu tâm. Với những biến đổi to lớn của đất nước, của thị trường lao động hiện nay, cần thiết phải có sự đánh giá, xem xét lại, cần có những kiến nghị và giải pháp cho việc nâng cao chất lượng đào tạo, chất lượng đầu ra của sinh viên ngành quản lý trong thời kỳ mới.

Nho giáo với vấn đề xây dựng văn hóa kinh doanh ở Việt Nam hiện nay

   Để phát triển bền vững, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, khắc phục những mặt trái, cần quan tâm xây dựng văn hóa kinh doanh. Mặc dù là một học thuyết chính trị xã hội nhưng Nho giáo cũng đề cập đến những nội dung của văn hóa kinh doanh khi nói về mối quan hệ giữa nghĩa và lợi. Để xây dựng văn hóa kinh doanh ở Việt Nam hiện nay cũng cần phải trở lại với tư tưởng Nho giáo.

Nâng cao hiệu quả hoạt động của thiết chế văn hóa ở thành phố Hồ Chí Minh

     ​​​​​​​Theo Hồ Chí Minh: “môi trường văn hóa là điều kiện để hình thành nhân cách con người văn hóa và lối sống văn hóa”. Với ý nghĩa đó, có lẽ, cần phải nhìn thẳng vào thực trạng các môi trường văn hóa gia đình, xã hội, cộng đồng... để đánh giá xem chúng ta đã làm được những gì, làm chưa tốt và đánh mất những gì thuộc về môi trường hình thành nhân cách và lối sống con người văn hóa. Ở đây, qua tìm hiểu nhu cầu của nghệ sĩ biểu diễn đối với các thiết chế văn hóa, chúng tôi xin nêu một số nhận xét về hệ thống nhà hát, rạp hát, rạp biểu diễn của TP.HCM trong hơn bốn thập kỷ qua.

Biến đổi văn hóa dân tộc Thái ở Sơn La hiện nay

     Đồng bào Thái sinh sống chủ yếu ở tỉnh Sơn La thuộc vùng văn hóa Tây Bắc. Họ có một mô hình văn hóa thung lũng đặc sắc, gieo trồng canh tác trong mùa mưa; vui chơi, lễ hội vào mùa khô. Cùng với việc tiếp biến những giá trị văn hóa tốt đẹp, người Thái ở Sơn La cũng đang tiếp nhận những yếu tố phản văn hóa làm cho văn hóa truyền thống bị mai một, pha trộn, biến dạng.

Biến đổi văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc hiện nay

Vùng Đông Bắc nước ta hiện nay có hơn 30 dân tộc sinh sống, hình thành một nền văn hóa đặc sắc và đa dạng. Tuy nhiên, cùng với quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế, văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số nơi đây đã và đang có những biến đổi rõ nét. Điều đó thể hiện qua những giá trị văn hóa truyền thống như lễ hội, âm nhạc, kiến trúc, mỹ thuật, trang phục, ẩm thực…

Vai trò quản lý của nhà nước và cộng đồng trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản – trường hợp lễ hội giỗ Tổ Hùng Vương

Từ năm 2009 đến 2016, chúng tôi có cơ hội điền dã nghiên cứu về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ và tham gia lễ hội giỗ tổ Hùng Vương hằng năm. Qua tham dự, quan sát và phỏng vấn thủ từ, cộng đồng người dân địa phương, cán bộ quản lý văn hóa, chúng tôi hiểu hơn câu chuyện tổ chức lễ hội và giỗ Tổ Hùng Vương tại địa phương. Trong bài viết, qua thực trạng quản lý, tổ chức lễ hội giỗ Tổ Hùng Vương hiện nay, chúng tôi tìm hiểu vai trò của các bên tham gia: vấn đề quản lý nhà nước, vai trò của cộng đồng và đề xuất một số giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị của lễ hội đền Hùng cũng như tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ trong đời sống hiện nay.