• Diễn đàn văn hóa > Ý kiến trao đổi

Biến đổi văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc hiện nay

Vùng Đông Bắc nước ta hiện nay có hơn 30 dân tộc sinh sống, hình thành một nền văn hóa đặc sắc và đa dạng. Tuy nhiên, cùng với quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế, văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số nơi đây đã và đang có những biến đổi rõ nét. Điều đó thể hiện qua những giá trị văn hóa truyền thống như lễ hội, âm nhạc, kiến trúc, mỹ thuật, trang phục, ẩm thực…

Vai trò quản lý của nhà nước và cộng đồng trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản – trường hợp lễ hội giỗ Tổ Hùng Vương

Từ năm 2009 đến 2016, chúng tôi có cơ hội điền dã nghiên cứu về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ và tham gia lễ hội giỗ tổ Hùng Vương hằng năm. Qua tham dự, quan sát và phỏng vấn thủ từ, cộng đồng người dân địa phương, cán bộ quản lý văn hóa, chúng tôi hiểu hơn câu chuyện tổ chức lễ hội và giỗ Tổ Hùng Vương tại địa phương. Trong bài viết, qua thực trạng quản lý, tổ chức lễ hội giỗ Tổ Hùng Vương hiện nay, chúng tôi tìm hiểu vai trò của các bên tham gia: vấn đề quản lý nhà nước, vai trò của cộng đồng và đề xuất một số giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị của lễ hội đền Hùng cũng như tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ trong đời sống hiện nay.

Quan điểm của V.I.Lênin về nhà nước và việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay

Tư tưởng về nhà nước có một vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống lý luận triết học của V.I.Lênin, bởi nó không thuần túy là những lý thuyết khoa học mà gắn bó chặt chẽ với quan điểm chính trị; không đơn giản là những suy tư tinh thần mà gắn liền với những hoạt động thực tiễn sinh động của Người. Chính vì vậy, tìm hiểu những tư tưởng của V.I.Lênin về nhà nước có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với chúng ta trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.

Đào tạo nguồn nhân lực thông tin trong cách mạng công nghiệp 4.0

Đào tạo nguồn nhân lực thông tin trước tác động của cuộc CMCN 4.0 là xu thế tất yếu khách quan đối với các quốc gia, dân tộc trên thế giới. Bởi có đào tạo được nguồn nhân lực thì mới phục vụ cho hoạt động chế tạo, sản xuất, sử dụng các loại hình có liên quan đến công nghệ số một cách hiệu quả nhất. Đối với Việt Nam, nguồn nhân lực thông tin vẫn còn rất hạn chế so với tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra cả về số lượng và chất lượng. Những trung tâm, cơ sở đào tạo nguồn nhân lực thông tin vẫn chưa nhiều, việc trang bị hệ thống thiết bị kỹ thuật phục vụ cho việc đào tạo chưa đầy đủ, đồng bộ, hiện đại. Bên cạnh đó, đội ngũ giảng dạy chưa thật sự tài năng, nắm bắt được những thành tựu tiên tiến nhất từ cuộc CMCN 4.0 đem lại để truyền đạt đến đối tượng được đào tạo; những cơ chế, chính sách đào tạo nguồn nhân lực thông tin chưa nhiều, chưa được quan tâm đúng mức, đúng với mức độ khó khăn, phức tạp của nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực thông tin; nguồn nhân lực thông tin được đào tạo chưa phát huy hết năng lực, sở trường, thế mạnh của mình, còn có hiện tượng “chảy máu chất xám”.

Rào cản văn hóa trong phát triển kinh tế ở Việt Nam

Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam được xác định có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế. Bên cạnh khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản truyền thống, công nghiệp và thương mại, dịch vụ, tài chính, du lịch, văn hóa, giáo dục và y tế là hai khu vực kinh tế đã đạt được nhiều thành tựu trong hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, về bản chất, những đặc tính xã hội nông nghiệp sản xuất nhỏ (tiểu nông) truyền thống đã và vẫn đang chi phối sâu sắc quá trình phát triển của nền kinh tế Việt Nam.

Tạo đồng thuận xã hội, phát huy sức mạnh dân tộc trong bối cảnh hiện nay

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, bên cạnh việc tăng cường sức mạnh vật chất, kinh tế, việc tăng cường sức mạnh chính trị, củng cố sự đồng thuận xã hội, phát triển khối đoàn kết toàn dân tộc được coi là một trong những nhân tố mang tính quyết định nhất đối với việc tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức của quá trình hội nhập quốc tế ở nước ta (1).

Kiến giải mới về xây dựng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ hiện đại từ tầm nhìn văn hóa

Ba nội dung quan trọng của Nghị quyết Trung ương VII khóa 12 năm 2018 là ba luận điểm mới liên quan đến con người. Bài viết này chỉ nêu phần quan trọng hàng đầu là xây dựng cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược kéo dài từ nay đến năm 2045. Nó vừa kế thừa các Nghị quyết, vừa phát triển, bổ sung Nghị quyết V khóa 8, Nghị quyết IX khóa 11-2014, vừa có tính khả thi, chiến lược chính trị - xã hội, chiến lược hội nhập quốc tế, thích ứng với cuộc cách mạng 4.0, nền kinh tế tri thức và chiến lược tài nguyên thiên nhiên. Để làm rõ những kiến giải được nêu dưới đây, chúng tôi dùng phép biện chứng: vừa xây vừa chống, vừa điểm vừa diện, vừa cái bên trong và cái bên ngoài… để đạt mục đích: con người là vốn quý nhất, là giá trị cao nhất của mọi giá trị văn hóa liên quan tới cán bộ chiến lược - những người có đức, tài, công, là gốc của mọi chính sự.

Văn học nghệ thuật với sự phát triển nhân cách con người Việt Nam hiện nay

Sự hình thành và phát triển nhân cách của con người Việt Nam hiện nay chịu sự chi phối của rất nhiều yếu tố, trong đó, văn học nghệ thuật (VHNT) đóng vai trò quan trọng. Trong giới hạn về dung lượng, bài viết tập trung nghiên cứu một khía cạnh hẹp hơn là vai trò định hướng của VHNT đối với sự phát triển nhân cách của con người Việt Nam thông qua những hình tượng nghệ thuật (HTNT) cao đẹp, khuyến khích mọi người vươn tới những giá trị nhân văn đồng thời, giúp con người tránh xa cái xấu, cái ác.

Tự chủ đào tạo văn hóa nghệ thuật trong xu thế tự chủ giáo dục đại học ở Việt Nam

Từ thập niên 80 TK XX, nguồn tài chính công cho giáo dục đại học (GDĐH) đã sụt giảm nghiêm trọng ở hầu hết các nước, điều này dẫn tới việc các trường ngày càng phải đáp ứng nhanh để tận dụng những cơ hội trên thị trường. Những thay đổi đó dẫn đến xu thế tất yếu về sự gia tăng quyền tự chủ của các cơ sở GDĐH trong những thập niên qua, đòi hỏi sự thay đổi tương ứng trong việc quản trị GDĐH từ mô hình nhà nước trực tiếp kiểm soát sang mô hình nhà nước giám sát nhằm mang lại nhiều quyền tự chủ hơn. Cân bằng với nó là sự đòi hỏi về trách nhiệm giải trình của các trường đại học với xã hội cũng như các bên liên quan.

THỰC TRẠNG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VỀ VĂN HÓA, GIA ĐÌNH VÀ MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG TRONG THỜI GIAN TỚI

Lĩnh vực văn hóa, gia đình hiện nay đang có 5 Luật, 1 Pháp lệnh, 42 Nghị định, 14 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và khoảng trên 100 Thông tư, Thông tư liên tịch điều chỉnh trực tiếp. Như vậy trong 10 lĩnh vực quản lý chuyên ngành về văn hóa, gia đình (Nghị định 792017/NĐ-CP ngày 17-7-2017 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ VHTTDL) thì hiện mới có 5 lĩnh vực có luật điều chỉnh gồm: Luật Điện ảnh, Luật Di sản văn hóa, Luật Quảng cáo, Luật Sở hữu trí tuệ và Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (Luật này chỉ điều chỉnh 1 nhánh của công tác gia đình); 1 lĩnh vực có pháp lệnh điều chỉnh là thư viện, 4 lĩnh vực chuyên môn còn lại được điều chỉnh bằng Nghị định gồm nghệ thuật biểu diễn; mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; văn hóa quần chúng, văn hóa dân tộc và tuyên truyền cổ động; quản lý văn học chưa có văn bản pháp luật điều chỉnh trực tiếp.