• Xây dựng đời sống văn hóa > Đất nước - con người

Trầm tích tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương bên triền sông Hồng

Tọa lạc bên bờ sông Hồng đỏ nặng phù sa, dưới cây gạo cổ thụ hàng trăm năm tuổi xanh mát, đền Đức Thánh Bà từ lâu gắn với những truyền thuyết, huyền tích linh thiêng và là nơi thực hành tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trên vùng đất Tổ Phú Thọ địa linh nhân kiệt.

Rộn rã trống Bình An

Trải qua 170 năm hình thành và phát triển, làng trống Bình An đã tạo nên thương hiệu vang danh khắp vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.

Quyến rũ múa Khmer

Người Khmer ở Nam Bộ vốn có nền văn hóa nghệ thuật rất độc đáo, đa dạng, đã phát triển khá lâu đời, trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống xã hội và luôn được bảo tồn, phát huy. Đối với người Khmer, nghệ thuật múa là sản phẩm văn hóa tinh thần độc đáo, vừa mang tính thiêng liêng, vừa là nhu cầu tinh thần sau những giờ lao động. Người Khmer sinh ra đã biết múa, có rất nhiều điệu múa như Rămvông (múa vòng tròn), Lămleo, Saravan… gọi chung là múa dân gian.

Giữ tiếng Then cho bản làng vùng cao

Ở Bắc Giang, người Tày, người Nùng là hai tộc người có số dân đông, chỉ đứng sau người Kinh. Đồng bào chủ yếu di cư từ Lạng Sơn, Thái Nguyên tới Bắc Giang từ nhiều thế kỷ trước. Trong đời sống hằng ngày của đồng bào từ lúc mới sinh ra đến khi mất đi đều cần đến Then. Những âm thanh của tính tẩu, tiếng sóc nhạc đã gắn bó và ăn sâu vào tâm thức bao thế hệ. Đó không đơn thuần là nghệ thuật mà còn là nghi lễ tâm linh thiêng liêng.

Chợ quê vào hội

“Chợ quê ngày hội - cầu ngói Thanh Toàn” 2022 chính thức diễn ra từ ngày 21 – 25/2/2022 tại điểm du lịch cộng đồng cầu ngói Thanh Toàn (xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy) với nhiều hoạt động ấn tượng, đa dạng, gắn với sinh hoạt người dân vùng ven đô thị thành phố Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế).

Bí ẩn bãi cọc gỗ bên dòng sông Thương

Hơn 20 năm trước, người dân thôn Tiên La, xã Đức Giang, huyện Yên Dũng (Bắc Giang) phát hiện hơn 100 khúc gỗ lim lớn nằm sâu dưới lòng đất bên thềm sông Thương. Sự việc đã được trình báo cấp trên, rất tiếc mọi thứ mới chỉ dừng lại ở việc khảo sát mà chưa có những nghiên cứu, đánh giá kỹ hơn. Có nhiều giả định được giới chuyên môn đặt ra, song, cho đến nay, thông tin liên quan đến những thớ gỗ lim cổ này vẫn đang là vấn đề bí ẩn đối với các nhà nghiên cứu.

Hôn nhân của người Mạ ở Lâm Đồng

Trong 3 dân tộc thiểu số (DTTS) bản địa, có nguồn gốc lâu đời ở Lâm Đồng, có lẽ phong tục, tập quán, văn hóa… của người Mạ tiến bộ nhất, đặc biệt, nghi thức cưới, đời sống hôn nhân gia đình của người Mạ rất độc đáo, “tiệm cận” người Kinh…

Tháng Giêng nhớ mùa hoa cải sông Yên

Tôi sinh ra và lớn lên ở ngôi làng nhỏ ven sông Yên với vạt bãi bồi màu mỡ, quanh năm hoa màu tốt tươi. Đất bãi nơi đây, người dân quê tôi trồng các loại rau, màu như bắp, khoai, mè, các loại đậu… Dù trồng loại rau màu gì đi nữa thì vào cuối năm, mẹ tôi cũng dành ra mấy luống đất để gieo rau cải. Và nhà nào cũng vậy, đều gieo cùng thời vụ một vài vạt cải ven sông để trước là lấy rau ăn, rau bán; sau là làm giống bán hạt cải cho mùa sau.

Rạo rực tiếng trống mùa lễ hội

Xuân về, non sông và lòng người khắp nơi trên đất nước Việt Nam đang rộn rã vào xuân. Nơi rừng núi phía Tây huyện Bố Trạch, đồng bào Ma Coong cũng đang nô nức vui mùa xuân mới, mùa trăng mới. Giống như muôn triệu người dân đất Việt, đồng bào Ma Coong làm lễ đón Tết Nguyên đán nhưng cái Tết thực sự về với đồng bào nơi đây là vào dịp Rằm tháng giêng - thời điểm diễn ra lễ hội Đập trống. Đây chính là sự kiện quan trọng nhất trong đời sống tâm linh của đồng bào dân tộc Ma Coong.

Nét đặc sắc trong đám cưới của trai gái dân tộc Dao Lô Gang

Hợp Tiến là xã vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số của huyện Đồng Hỷ, nằm tận cùng phía Đông - Nam tỉnh Thái Nguyên, giáp địa phận huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Đây là nơi quần tụ của 10 dân tộc anh em, trong đó dân tộc Dao Lô Gang chiếm trên 80% dân số của xã. Điều đặc biệt là đám cưới của người Dao Lô Gang ở đây vẫn giữ được nét đặc sắc truyền thông.