• Xây dựng đời sống văn hóa > Đất nước - con người

Người làm sống lại gốm làng Ngòi

Phong cách sáng tạo, đề tài phong phú, trang trí họa tiết cầu kỳ, bay bổng và mang đậm màu sắc nghệ thuật dân gian, đó là điểm nhấn quan trọng tạo nên sự khác biệt của gốm làng Ngòi - dòng gốm có lịch sử chưa đầy 20 năm nhưng đã sánh cùng những cái tên như Bát Tràng, Phù Lãng đã mấy trăm năm.

“Nếp” đánh giặc của dân miền sông nước

Ở đồng bằng sông Cửu Long, người ta không gọi mùa nước dâng cao, đổ về các đồng, các sông là “mùa nước lũ”, mà gọi là “mùa nước lên”, “mùa nước đổ” hay “mùa nước nổi”… Riêng cố nhà văn Nguyễn Quang Sáng - người có thời gian dài sống và chiến đấu ở miền đất trầm thủy chiến khu Đồng Tháp Mười thì cho rằng, mùa nước về ở miền Tây là “mùa lũ đẹp”. Có lẽ, dòng nước cuồn cuộn, hung hăng của thượng nguồn Mê - kông sau khi đi qua đại ngàn, đổ vào sông Cửu Long, chan hòa ra các đồng ruộng, kênh mương mênh mông bát ngát; ban cho đồng ruộng nhiều phù sa và sản vật.

Hát Ví ở chợ Mường

Tôi đến Mường Chùa (Tử Nê - Tân Lạc) khi lên 7 tuổi. Tôi được nuôi dưỡng và lớn lên ở xứ Mường ấy. Mường Chùa phía Bắc tiếp giáp Mường Khến gắn liền Mường Động. Phía Nam giáp Mường Chiềng nối liền với Mường Vang, nơi đã đi vào thơ Tố Hữu thời kháng chiến chống Pháp: Anh giờ đánh giặc nơi nao… Chiềng Vang - Vụ Bản hay vào Trị Thiên. Phía Đông giáp với vùng núi cao Thạch Yên - Thượng Tiến, liền kề Mường Động. Phía Tây Mường Chùa là Mường Bi rộng lớn đậm nét bản sắc văn hóa Mường, một thung lũng đẹp nhất trong vùng núi cánh cung sông Đà - Sông Mã.

Tham quan, khám phá hoa Hoàng Đầu Ấn

Thảm hoa Hoàng Đầu Ấn hiện đang nở rộ vàng rực rỡ ở Vườn Quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp đang kích thích sự tò mò, khám phá của nhiều người muốn tìm đến tham quan, chụp ảnh. Có hơn 20ha hoa Hoàng Đầu Ấn đang nở rộ, tập trung nhiều khu A4 và A5.

Trầm tích tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương bên triền sông Hồng

Tọa lạc bên bờ sông Hồng đỏ nặng phù sa, dưới cây gạo cổ thụ hàng trăm năm tuổi xanh mát, đền Đức Thánh Bà từ lâu gắn với những truyền thuyết, huyền tích linh thiêng và là nơi thực hành tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trên vùng đất Tổ Phú Thọ địa linh nhân kiệt.

Rộn rã trống Bình An

Trải qua 170 năm hình thành và phát triển, làng trống Bình An đã tạo nên thương hiệu vang danh khắp vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.

Quyến rũ múa Khmer

Người Khmer ở Nam Bộ vốn có nền văn hóa nghệ thuật rất độc đáo, đa dạng, đã phát triển khá lâu đời, trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống xã hội và luôn được bảo tồn, phát huy. Đối với người Khmer, nghệ thuật múa là sản phẩm văn hóa tinh thần độc đáo, vừa mang tính thiêng liêng, vừa là nhu cầu tinh thần sau những giờ lao động. Người Khmer sinh ra đã biết múa, có rất nhiều điệu múa như Rămvông (múa vòng tròn), Lămleo, Saravan… gọi chung là múa dân gian.

Giữ tiếng Then cho bản làng vùng cao

Ở Bắc Giang, người Tày, người Nùng là hai tộc người có số dân đông, chỉ đứng sau người Kinh. Đồng bào chủ yếu di cư từ Lạng Sơn, Thái Nguyên tới Bắc Giang từ nhiều thế kỷ trước. Trong đời sống hằng ngày của đồng bào từ lúc mới sinh ra đến khi mất đi đều cần đến Then. Những âm thanh của tính tẩu, tiếng sóc nhạc đã gắn bó và ăn sâu vào tâm thức bao thế hệ. Đó không đơn thuần là nghệ thuật mà còn là nghi lễ tâm linh thiêng liêng.