• Thông tin tư liệu > Tư liệu trong nước

TỤC NGỮ NGƯỜI VIỆT VỀ SẢN VẬT NÔNG NGHIỆP XỨ THANH

Thanh Hóa là một vùng đất đa dạng địa hình: đồi núi, đồng bằng châu thổ và miền biển. Hơn nữa, xứ Thanh được hình thành trên miền đất cổ Đông Sơn của đồng bằng châu thổ sông Mã nên sớm phát triển văn hóa nông nghiệp lúa nước một cách toàn diện. Tục ngữ người Việt là kho tàng tri thức phản ánh nhiều lĩnh vực trong cuộc sống con người. Tục ngữ người Việt phản ánh về các sản vật nông nghiệp xứ Thanh, trong đó có sản vật cây trồng, đã góp phần vẽ nên bức tranh khá toàn diện về sản vật cây trồng nơi đây.

NGHI LỄ VÀ KIÊNG KỴ TRONG SINH ĐẺ TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI HÀ NHÌ ĐEN HUYỆN BÁT XÁT, TỈNH LÀO CAI

Theo kết quả Tổng điều tra dân số, nhà ở năm 2009, dân tộc Hà Nhì có khoảng 21.725 người. Địa bàn cư trú của họ là dọc biên giới Việt - Trung, Việt - Lào, thuộc 3 tỉnh Lào Cai, Lai Châu và Điện Biên. Căn cứ vào trang phục, phương ngữ, địa bàn cư trú, các nhà dân tộc học Việt Nam chia người Hà Nhì thành hai nhóm: Hà Nhì Đen và Hà Nhì Hoa (1). Cho đến nay, người Hà Nhì vẫn còn duy trì các sắc thái văn hóa truyền thống của dân tộc mình như: ngôn ngữ, trang phục, nhà cửa, các nghi lễ trong chu kỳ đời người, gia đình và cộng đồng, trong đó có sinh đẻ. Các công trình nghiên cứu thời gian qua đã cho chúng ta những nhận biết chung nhất về người Hà Nhì và giới thiệu sơ lược một số nghi lễ truyền thống của tộc người này. Bài viết này tập trung đề cập đến các nghi lễ, kiêng kỵ trong sinh đẻ truyền thống của nhóm Hà Nhì Đen, trên cơ sở tư liệu tại xã Trịnh Tường và Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.

TÍN NGƯỠNG PHỒN THỰC TRONG LỄ HỘI TRÒ TRÁM Ở TỨ XÃ, LÂM THAO, PHÚ THỌ

Huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ là một vùng đất lưu giữ nhiều di tích lịch sử, văn hóa độc đáo của dân tộc. Ngày nay, kho tàng văn hóa đồ sộ gắn với những truyền thuyết, thần phả, thần tích, ca dao, điệu hát… gần như còn nguyên bản, kết tụ trong nhiều lễ hội, tín ngưỡng và tập tục của con người nơi đây. Lễ hội Trò Trám ở xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao thể hiện rõ đặc trưng của tín ngưỡng phồn thực, mang những giá trị tốt đẹp, là ước vọng ngàn đời của cư dân nông nghiệp.

JATAKA ẤN ĐỘ TRONG CHUYỆN KỂ DÂN GIAN MYANMAR

Jataka, những câu chuyện kể về kiếp trước của đức Phật (hay có tên gọi khác là Kinh Bổn sinh, với 547 câu chuyện nhỏ xâu chuỗi lại trong một truyện lớn), vốn có nguồn gốc từ Ấn Độ, nhưng do sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa kinh điển Phật giáo và kho tàng văn học dân gian phong phú nên nó là một trong số ít những tác phẩm được đông đảo nhân dân khắp nơi đón nhận. Jataka không chỉ lan tỏa tới Trung Quốc, Nhật Bản, các quốc gia gần Ấn ở Đông Nam Á mà nhiều học giả phương Tây còn coi nó là nguồn liệu quý báu để bồi dưỡng cho nền văn học của đất nước mình…

TÍNH QUY LUẬT RA ĐỜI CỦA NGHỆ THUẬT

Đối với chủ nghĩa Mác - Lênin, trong cấu trúc của mỹ học với tính cách một khoa học và trong cấu trúc của những ngành khoa học chung và các ngành nghiên cứu nghệ thuật chuyên môn, bên cạnh những phạm trù, những nguyên lý, những lý luận, những vấn đề thì những quy luật mà trước hết là những quy luật của bản thân tác động qua lại giữa yếu tố thẩm mỹ với yếu tố nghệ thuật với tính cách những hiện tượng xã hội chiếm một địa vị chủ yếu. Bản chất thực tiễn thống nhất của yếu tố thẩm mỹ và yếu tố nghệ thuật cho phép ta phân xuất được một quy luật của mối tương quan của chúng. Đó là quy luật về tính có trước và tầm rộng lớn của quá trình chiếm hữu thế giới một cách thẩm mỹ so với hoạt động nghệ thuật, bởi vì yếu tố thẩm mỹ gắn liền một cách hữu cơ với tất cả các hình thức hoạt động trong đó có yếu tố nghệ thuật. Nghệ thuật là biểu hiện tập trung của các quan hệ thẩm mỹ.

VÀI NÉT VỀ NGHỆ THUẬT TRANG SỨC ĐÔNG SƠN

Nghệ thuật trang sức Đông Sơn chứa đựng những giá trị riêng biệt, đặc sắc của văn hóa Việt. Trong bài này, chúng tôi đề cập vài nét về nghệ thuật trang sức Đông Sơn trong tương quan ít nhiều với Trung Hoa và Champa, để từ góc độ nghệ thuật, chúng ta nhìn thấy rõ hơn những tương đồng và khác biệt của nghệ thuật trang sức ở và các nền văn hóa này.

DI SẢN VĂN HÓA TÂM LINH Ở LÀNG VIỆT YÊN

Trong đời sống văn hóa ở nông thôn miền Bắc xưa, văn hóa tâm linh giữ vai trò quan trọng, không chỉ đáp ứng đời sống tinh thần của cư dân địa phương mà còn góp phần vào việc quản lý làng xã, xã hội theo một trật tự đã quy định. Làng Việt Yên xưa, có tên nôm là làng Vác, tên cổ là An Việt trang (sau đổi là Yên Việt trang, trang Việt Yên) thuộc tổng Canh Nông, huyện Diên Hà, phủ Tiên Hưng, trấn Sơn Nam. Ở làng, các di sản văn hóa tâm linh như cầu Kênh, miếu Cả Đoài, miếu Tư Chính, miếu Tư Nhất, miếu Thượng Đông, vườn Mơ, thành nhà Mạc… đã gắn với kỷ niệm của bao thế hệ người làng Việt Yên, Ngũ Đoài, Ngũ Đông, Duyên Nông và bà con trong xã Điệp Nông, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.

ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO THANH NHẠC CHUYÊN NGHIỆP

Sự nghiệp đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp Việt Nam đã phát triển gần 60 năm với những thành tựu nổi bật về cả đào tạo, biểu diễn và nghiên cứu. Tuy nhiên, trước những định hướng đổi mới về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước, đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp Việt Nam cần phải có những thay đổi đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập thế giới.

TẠO HÌNH TRANG PHỤC PHỤ NỮ KINH BẮC TRUYỀN THỐNG

Là một nước nằm trong khu vực Đông Nam Á với nền văn minh lúa nước, ngay từ thời kỳ đầu dựng nước và giữ nước, người Việt đã có những thiên hướng nghệ thuật riêng biệt. Ngoài những loại hình nghệ thuật phổ biến như tuồng, chèo, cải lương,…còn có một loại hình nghệ thuật nữa, âm thầm phát triển, không quá phô trương nhưng để lại rất nhiều tác phẩm mang giá trị lâu dài với thời gian: đó là nghệ thuật tạo hình dân gian. Nghệ thuật tạo hình có ở khắp mọi nơi trong cuộc sống của con người như các công trình kiến trúc, phù điêu, tượng…và đặc biệt là trang phục. Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, trang phục Việt đã có những thay đổi theo tiến trình phát triển của thời trang thế giới nhưng chúng ta không thể nào quên được hình ảnh trang phục của người phụ nữ Kinh Bắc xưa, một hình ảnh vừa thướt tha, kín đáo, vừa đoan trang, dịu dàng nhưng lại chứa đựng những giá trị nghệ thuật vô cùng to lớn.

NGHỀ CHẾ TÁC ĐÁ AN HOẠCH

Làng An Hoạch ven thành phố Thanh Hóa là một trong những làng cổ xưa nhất của vùng đồng bằng sông Mã, và nghề chế tác đá nơi đây là một trong những nghề thủ công có lịch sử lâu đời nhất Việt Nam. Sự xuất hiện của nghề chế tác đá An Hoạch có mối liên hệ mật thiết với truyền thống chế tác đá của cư dân đồng bằng sông Mã từ thời kỳ nguyên thủy, đến TK X bắt đầu định hình rõ nét và phát triển liên tục cho đến ngày nay. Mỗi bước phát triển của nghề này đều gắn liền với những thăng trầm của lịch sử dân tộc. Không những thế, nó còn có sức lan tỏa, tác động đến sự hình thành và phát triển của nhiều làng nghề chế tác đá nổi tiếng ở những vùng miền khác như Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng), Ninh Vân (Ninh Bình).