Thông tin tư liệu > Tư liệu trong nước
Nổi bật
VẤN ĐỀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, nền kinh tế nước ta đang mở rộng giao lưu, trao đổi và cạnh tranh để phát triển. Các sản phẩm của thời đại công nghiệp xuất hiện ngày càng nhiều, đa dạng về nội dung và phong phú về hình thức. Chính vì vậy, các đơn vị như doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, trường học… đứng trước việc cạnh tranh gay gắt. Muốn tìm chỗ đứng vững chắc, khẳng định vị thế trên thương trường, họ phải thực hiện chương trình quảng bá thương hiệu, nếu như không muốn nói là phương thức quảng cáo. Mặt khác, nhu cầu và tâm lý người tiêu dùng lại rất chú trọng đến thương hiệu sản phẩm, danh tiếng đơn vị; nó được xem như một kiểm chứng về chất và lượng của sản phẩm để họ yên tâm sử dụng diện khi tiếp cận.
KHỈ - TỪ BIỂU TƯỢNG VĂN HÓA ĐẾN BIỂU TRƯNG NGÔN NGỮ
Từ Đông sang Tây, tự cổ chí kim, dù khác nhau về nền văn hóa, khỉ đã trở thành một biểu tượng xuyên văn hóa, có sức mạnh biểu trưng phong phú. Từ một biểu tượng xuyên văn hóa, khỉ đã bước vào đời sống con người thông qua lớp ngôn từ đời thường và ngôn ngữ nghệ thuật. Tùy theo sự tri nhận, đặc trưng tư duy của từng dân tộc mà biểu tượng khỉ có những nét biểu trưng nổi trội. Hình ảnh khỉ không chỉ xuất hiện trong ngôn ngữ đời sống người Việt, mà còn đi vào ngôn ngữ văn chương với những biểu trưng đa diện, đa sắc thái.
TƯ DUY PHẢN BIỆN KHOA HỌC CỦA GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
Đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo là xu thế mang tính toàn cầu. Phát triển tư duy phản biện khoa học của giảng viên lý luận chính trị ở các trường đại học cũng không nằm ngoài xu thế đó. Việc dừng quá lâu ở một nền giáo dục chú trọng trang bị kiến thức chuyên môn, dạy và học lý luận chính trị chưa gắn chặt với kiến thức khoa học công nghệ, xem xét, đánh giá chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy lý luận chính trị cùng cách học có nhiều bất cập của sinh viên, đòi hỏi phải có sự phản biện của chính đội ngũ giảng dạy.
NHÓM HỌA SĨ HIỆN THỰC VÀ MỘT HIỆN THỰC KHÁC
Việc xuất hiện một nhóm họa sĩ theo đuổi một phong cách, trường phái mỹ thuật được xem là rất hiếm có ở Việt Nam. Vì vậy chăng mà triển lãm đầu tiên của nhóm họa sĩ Hiện thực, hồi cuối năm 2015 vừa qua, sau một năm thành lập nhóm đã thu hút được sự quan tâm rộng rãi của công chúng và giới chuyên môn (1). Tinh thần họat động và chất lượng sáng tác của nhóm phần nào được thể hiện qua cuộc trao đổi mang tính chất học thuật giữa họa sĩ Phạm Bình Chương, đại diện nhóm và nhà nghiên cứu mỹ thuật Vũ Huy Thông. Nội dung cuộc trao đổi tập trung đề cập đến quan điểm, cách tiếp cận với hiện thực của nhóm.