Hành trình sáng tạo của dân tộc: 50 năm văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày đất nước thống nhất

Hành trình sáng tạo của dân tộc: 50 năm văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày đất nước thống nhất

Năm 2025, đất nước kỷ niệm tròn 50 năm thống nhất – một cột mốc lịch sử không chỉ đáng nhớ trong tiến trình dựng xây và bảo vệ Tổ quốc, mà còn là dịp đặc biệt để nhìn lại chặng đường nửa thế kỷ của văn học, nghệ thuật Việt Nam: một dòng chảy bền bỉ, sâu lắng, gắn bó máu thịt với từng bước chuyển mình của dân tộc.

Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ với tiềm năng phát triển du lịch bền vững

Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ với tiềm năng phát triển du lịch bền vững

Tóm tắt: Bài viết phân tích vai trò của lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ trong việc bảo tồn giá trị văn hóa, thúc đẩy kinh tế địa phương và xây dựng hình ảnh du lịch bền vững. Thông qua việc đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp, nghiên cứu nhằm cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc kết hợp giữa bảo tồn di sản văn hóa và phát triển du lịch. Bên cạnh đó, bài viết cũng nhấn mạnh vai trò của cộng đồng địa phương trong quá trình phát triển du lịch bền vững thông qua lễ hội.

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống qua tranh sơn mài Việt Nam

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống qua tranh sơn mài Việt Nam

Tóm tắt: Phát huy giá trị văn hóa truyền thống sơn mài được thể hiện bằng sự tiếp nối nghệ thuật từ chất liệu sơn làng nghề qua những nghiên cứu thử nghiệm của giảng viên, sinh viên Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương đã và trở thành nghệ thuật sơn mài mang đậm đà bản sắc văn hóa Việt Nam. Đến nay, tranh sơn mài truyền thống vẫn được các họa sĩ đương đại nhiện cứu, phát huy sáng tạo. Tranh sơn mài truyền thống đã trở thành thương hiệu Mỹ thuật Việt Nam trong nghệ thuật của thế giới. Để phát huy những giá trị văn hóa, nghệ thuật truyền thống cần có những giải pháp phù hợp nhằm khẳng định hơn nữa nghệ thuật tranh sơn mài Việt Nam, góp phần vào sự nhiệp xây dựng nền văn hóa nghệ thuật Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Ký hiệu học trong truyền thông đại chúng: Giải mã hình ảnh và ngôn ngữ

Ký hiệu học trong truyền thông đại chúng: Giải mã hình ảnh và ngôn ngữ

Tóm tắt: Trong thời đại kỹ thuật số, truyền thông đại chúng không chỉ cung cấp thông tin mà còn định hướng nhận thức xã hội. Ký hiệu học là một công cụ quan trọng giúp giải mã thông điệp truyền thông thông qua hình ảnh, ngôn ngữ và biểu tượng. Dựa trên nền tảng lý thuyết của Ferdinand de Saussure, Charles Peirce và Roland Barthes, bài viết phân tích cách ký hiệu học được áp dụng trong quảng cáo, điện ảnh, truyền hình, báo chí và mạng xã hội, đồng thời thảo luận về tác động của truyền thông số đối với quá trình tiếp nhận thông điệp.